Quản lý

Chiếm lòng đường trông xe bị phạt 12 triệu đồng

20/07/2016, 12:53
image

Đây là nội dung rất đáng lưu ý, mới được bổ sung trong Nghị định 46 có hiệu lực từ 1/8 tới.

3

Hành vi chiếm dụng lòng đường ngoài đô thị sẽ bị phạt cao nhất 12 triệu đồng - (Ảnh minh họa)

Chiếm dụng lòng đường trông, giữ xe là nội dung mới được bổ sung trong Nghị định 46/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộđường sắt, thay thế Nghị định số 171/2013 và Nghị định số 107/2014 được Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/8.

Cụ thể, tại khoản 5 Điều 12 của Nghị định quy định các mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Điểm d Khoản 4 quy định: Phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4 – 6 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20m2 làm nơi trông, giữ xe.

Điểm i Khoản 5 quy định: Phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 8 – 12 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị từ 20m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Lý giải thêm về quy định này, ông Hoàng Thế Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT), thành viên Ban soạn thảo Nghị định cho biết: Hành vi chiếm dụng lòng, lề đường ngoài đô thị cũng gây nguy cơ mất ATGT như trong đô thị. Nghị định 171 trước đây chỉ quy định xử phạt đối với hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố trong đô thị. Thực tế nếu xuất hiện tình trạng chiếm dụng lòng đường của đường ngoài đô thị làm bãi đỗ xe sẽ không xử phạt được. Do đó, Nghị định 46 đã bổ sung quy định xử phạt đối với hành vi này để đầy đủ và chặt chẽ hơn.

Xem thêm video Tuyệt chiêu giúp giảm nhiệt cho xe ô tô trong 30 giây:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.