Meta - công ty của tỷ phú Mark Zuckerberg cho biết, đang mở rộng trao đổi thông tin gian lận (FIPE) cho phép các ngân hàng Anh chia sẻ dữ liệu trực tiếp với gã khổng lồ truyền thông xã hội này, nhằm giúp phát hiện, xóa các tài khoản lừa đảo và các kế hoạch gian lận.
Theo Meta, công nghệ này đã được thử nghiệm với nhiều ngân hàng cho vay tại Anh. Ví dụ, Meta cho biết họ đã xóa bỏ 20.000 tài khoản của những kẻ lừa đảo tham gia vào một mạng lưới gian lận vé hòa nhạc nhắm vào người dân ở Anh và Mỹ, nhờ dữ liệu được chia sẻ từ Công ty TNHH Ngân hàng Quốc gia Westminster (NatWest) và Ngân hàng ngân hàng thương mại và bán lẻ (Metro Bank).
NatWest và Metro Bank là những ngân hàng đầu tiên tại Anh tham gia hiệp ước chia sẻ thông tin gian lận, nhưng theo chia sẻ của Meta sẽ có thêm nhiều ngân hàng khác gia nhập trong tương lai.
"Công việc này đã giúp chúng tôi hành động chống lại hàng nghìn tài khoản do những kẻ lừa đảo điều hành, cho thấy tầm quan trọng của việc các ngân hàng và nền tảng hợp tác để giải quyết vấn nạn xã hội nhức nhối này", ông Nathaniel Gleicher, người đứng đầu bộ phận chống gian lận toàn cầu của Meta cho biết trong một thông báo phát đi vào hôm thứ Tư vừa qua.
"Chúng tôi chỉ có thể khống chế loại tội phạm này nếu cùng nhau làm việc và chia sẻ thông tin liên quan đến các vụ lừa đảo. Các tổ chức tài chính có thể chia sẻ thông tin với chúng tôi, qua đó chúng tôi có thêm nhiều kinh nghiệm để bóc gỡ nhiều vụ lừa đảo hơn trên toàn cầu", Gleicher nói thêm.
Meta từ lâu đã nhận được những lời kêu gọi từ các ngân hàng ở Anh phải hành động tích cực hơn để ngăn chặn những kẻ lừa đảo hoạt động tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram và WhatsApp.
Năm 2022, ngân hàng kỹ thuật số Starling của Anh được hậu thuẫn từ Goldman Sachs, đã bắt đầu tẩy chay Meta, rút quảng cáo khỏi các nền tảng của họ vì lo ngại rằng công ty này đang không giải quyết được vấn đề quảng cáo tài chính gian lận.
Các ứng dụng của Meta thường bị lạm dụng bởi những kẻ gian lận cố gắng lừa tiền người dùng thông qua một loạt hành vi gian lận.
Một trong những hình thức lừa đảo phổ biến nhất mà người dùng gặp phải trên các nền tảng của Meta là gian lận thanh toán được ủy quyền, trong đó tội phạm dùng mọi thủ đoạn thuyết phục người dùng gửi tiền cho họ bằng cách giả mạo cá nhân, hoặc doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ.
Meta đã có các chính sách cấm quảng bá gian lận tài chính, chẳng hạn như lừa đảo cho vay và các kế hoạch hứa hẹn tỷ suất lợi nhuận cao. Công ty cũng cấm quảng cáo hứa hẹn kết quả không thực tế, hoặc đảm bảo lợi nhuận tài chính.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người dùng Facebook cao nhất thế giới, điều này đồng nghĩa với việc nền tảng này trở thành một công cụ hữu ích để kết nối, chia sẻ thông tin nhưng đồng thời cũng là "miếng mồi ngon" cho các đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo.
Đa dạng hình thức lừa đảo: Từ lừa đảo mua bán hàng online, lừa đảo trúng thưởng, lừa đảo vay tiền, lừa đảo tình cảm cho đến các hình thức lừa đảo tinh vi hơn như lừa đảo chiếm đoạt tài khoản, lừa đảo qua tin nhắn giả mạo...
Tần suất cao: Các vụ lừa đảo qua Facebook diễn ra ngày càng nhiều và tinh vi hơn, gây thiệt hại lớn về tài sản cho người dùng.
Đối tượng bị hại đa dạng: Không chỉ người lớn tuổi mà ngay cả giới trẻ cũng trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo này.
Khó khăn trong việc truy bắt tội phạm: Do tính chất phi tập trung của mạng xã hội, việc truy bắt các đối tượng lừa đảo gặp nhiều khó khăn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận