Dù đã tổ chức rất phương án về đền bù, nhưng đến nay giữa họ vẫn chưa tìm được “tiếng nói chung”. |
Theo ông Trần Văn Phúc, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định, địa phương đã tổ chức rất nhiều cuộc họp (mới nhất là cuộc họp hôm 9/1) trên tinh thần mong muốn các bên cùng ngồi lại để bàn bạc, đưa ra một phương án giải quyết tốt nhất (về đền bù, hỗ trợ giữa 5 chủ tàu và đơn vị đóng tàu Công ty TNHH Đại Nguyên Dương) nhưng vẫn chưa tìm được “tiếng nói chung”.
Ông Nguyễn Xuân Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH Đại Nguyên Dương chỉ đồng ý một số khoản hỗ trợ mà cơ sở đóng tàu này thấy hợp lý như: Phí neo đậu (mỗi chủ tàu 5 triệu đồng), phí đi lại sửa chữa (5 triệu đồng), phí thuê thuyền viên (36 triệu đồng), phí thiết kế (25 triệu đồng), lãi ngân hàng chia sẻ 50% với tàu BĐ 99018TS.
Đại diện Công ty TNHH Đại Nguyên Dương cũng cho rằng, việc tàu hư hỏng không hoàn toàn do lỗi công ty mà do ngư dân khi nhận tàu, tự ý thay đổi công năng, ngành nghề của tàu. Việc chậm trễ sữa chửa tàu theo Công ty TNHH Đại Nguyên Dương còn có lỗi “bất hợp tác” của các chủ tàu, đẩy trách nhiệm về phía ngư dân...
Phía Công ty TNHH Đại Nguyên Dương xin được xem xét các khoản chi phí đền bù, hỗ trợ còn lại mà ngư dân đã nêu và đến ngày 12/1 sẽ có câu trả lời chính thức về vấn đề này với Sở NN&PTNT.
Bà Huỳnh Thị Kim Xuyên, Đại diện Hội Luật gia Bình Định cho biết, nếu sau ngày 12/1, giữa hai bên không đi đến thống nhất, Hội Luật gia Bình Định sẽ hướng dẫn các ngư dân làm thủ tục kiện công ty này ra tòa trên cơ sở có đầy đủ chứng từ, căn cứ pháp lý.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận