• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Chưa nơi nào xử phạt người đi đò không mặc áo phao

05/07/2016, 06:24

Từ 1/7/2016, quy định về xử phạt lái đò, phà không phát, khách đi đò không mặc áo phao bắt đầu có hiệu lực.

1

Hầu hết hành khách không mặc áo phao khi đi đò qua sông dù đã có quy định xử phạt mới (Chụp lúc 11h30, ngày 4/7 tại bến đò xã Bình Quới, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) - Ảnh: Lê Lối

Từ 1/7/2016, quy định về xử phạt lái đò, phà không phát, khách đi đò không mặc áo phao hoặc đeo dụng cụ nổi cứu sinh chính thức có hiệu lực thi hành. Dù vậy, thực trạng chung là nhiều chủ, lái đò và khách đi đò không biết đến quy định này. Trong khi việc xử phạt người đi đò không mặc áo phao chưa được thực thi.

Người đi đò không biết, chủ đò không hay

Trong tuần đầu tiên quy định xử phạt lái đò, phà (phương tiện chở khách ngang sông) và hành khách không mặc áo phao có hiệu lực, PV Báo Giao thông đi khảo sát ngẫu nhiên một số bến đò ngang tại một số địa phương và nhận thấy tình trạng phổ biến là lái đò không phát áo phao cho khách, còn khách cũng không mặc áo phao.

Tại bến đò Lời vượt sông Hồng mênh mông, nối bờ sông thuộc địa phận huyện Lâm Thao, còn bên kia là huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), dù tấp nập hành khách nhưng không ai trên đò sử dụng áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh. Hơn nữa, vài chiếc áo phao trên đò cũng được treo tụm một chỗ trên lan can đò, mà không thấy phát cho khách. Người lái đò tên Đào Văn Bảng, 58 tuổi, cho biết: “Cũng được tuyên truyền, nhắc nhở phải phát áo phao cho khách đi đò, nhưng khách không mặn mà lắm nên không thực hiện”.

"Nghị định 93 năm 2013 đã quy định xử phạt cả hai đối tượng là người điều khiển phương tiện không phát, hướng dẫn và hành khách không mặc áo phao, sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh. Cục CSGT cũng đã triển khai thí điểm chuyên đề này tại một số địa phương, nhưng có địa phương làm tốt, địa phương chưa tốt. Một trong những khó khăn là thiếu giấy tờ hay vật đảm bảo việc hành khách chấp hành xử phạt”.

Thượng tá Nguyễn Vĩnh Giang, Trưởng phòng Hướng dẫn, TTKS giao thông ĐTNĐ, Cục CSGT

Trong khi đó, nhiều hành khách cho biết, không biết đến quy định xử phạt. Nếu được phát áo phao sẽ sử dụng, nhưng không thấy ai phát nên cũng không đòi hỏi.

Cách đó vài km, bến đò ngang Hưng Hóa - Vĩnh Lại nối đôi bờ sông Hồng cũng trong tình trạng tương tự. Lái đò Trần Mạnh Cường, 45 tuổi, cho biết: “Không biết có quy định lái đò phải phát áo phao, khách đi đò phải mặc áo phao và cũng chưa từng bị xử phạt về hành vi này”.

Tại bến đò Đại trên dòng sông Mã (phường Quảng Hưng và xã Hoằng Đại, TP Thanh Hóa), dù trên đò có đủ áo phao cứu sinh cho khách nhưng phần lớn áo phao để trên boong đã rách, số còn lại được xếp trong khoang thuyền. PV quan sát thấy chủ đò không nhắc nhở khách mặc áo phao và phát áo phao cho khách, nhưng vẫn chống chế: “Đò được cấp 12 áo phao, vẫn đưa cho khách mặc, nhất là lúc sóng gió. Bình thường cũng mặc, không thì cảnh sát thấy lại phạt”.

Tại bến phà Máy Chai (sông Cấm, quận Ngô Quyền, Hải Phòng) hàng chục chuyến phà đi từ nội thành sang huyện Thủy Nguyên cũng chung thực trạng, gần như đa số hành khách không sử dụng áo phao.

Sáng 4/7, tại bến đò Bảy Bé trên đường Đào Sư Tích thuộc xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè, TP HCM, chiếc đò nhỏ chở 6 người và xe gắn máy đi qua một con kênh rộng chừng 300m. Mặc dù chủ phương tiện vẫn trang bị áo phao và thiết bị nổi cầm tay nhưng không hành khách nào sử dụng. Chủ đò chỉ nhắc một lần, không thấy ai mặc nên thôi.

Còn tại bến Bình Quới (Châu Thành) - Bình Lãng (Tân Trụ, Long An) đưa khách qua sông Vàm Cỏ Tây, chủ phà có trang bị khoảng 30 áo phao và để ở nơi dễ lấy, nhưng hầu hết khách đều không mặc. Kể cả các bến khách du lịch ở Mỹ Tho, Tiền Giang khi khách xuống tàu đa phần không mặc áo phao, trong đó có cả khách nước ngoài.

Thông tin từ các lái đò, hành khách cho biết, không thấy CSGT hay lực lượng chức năng nào kiểm tra, xử phạt hành vi vi phạm không mặc áo phao, đeo dụng cụ nổi cứu sinh.

2

Bến phà Xóm Chài (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) trang bị dụng cụ nổi sơ xài, khách cũng chưa biết quy định bắt buộc mặc áo phao khi qua sông (chụp chiều 3/7) - Ảnh: Hạnh Nguyễn

Quy định gần 3 năm vẫn chưa đi vào cuộc sống

Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, quy định chủ đò phải trang bị áo phao hoặc dụng cụ nổi cứu sinh cho khách đã có cách đây vài năm. Từ 15/10/2013 đã có quy định xử phạt 100.000 - 200.000 đồng đối với lái đò, khách đi đò không thực hiện việc phát, sử dụng áo phao. Đến nay, hầu hết các bến đò đều đã có áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh (trong đó nhiều bến được phát miễn phí dụng cụ nổi cứu sinh) nhưng việc kiểm tra, xử lý vi phạm ít được lực lượng chức năng quan tâm, khiến quy định trên không đi vào cuộc sống.

Vì thế, quy định tại Nghị định 132 về việc xử phạt lái đò, khách đi đò có hiệu lực từ ngày 1/7 vừa qua không mới, nhưng lực lượng chức năng vẫn chủ yếu nhắc nhở, tuyên truyền. Đại diện Cục CSGT cho biết, ngày 4/7 tổ chức tập huấn cho CSGT địa phương về việc triển khai Nghị định 132. Trong khi đó, lãnh đạo một số đơn vị CSGT địa phương cho biết, sau khi tập huấn xong mới xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm.

Từ ngày 1/7/2016, Nghị định 132 của Chính phủ “Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ” bắt đầu có hiệu lực thi hành. Điểm đáng chú ý trong Nghị định này là quy định xử phạt tiền 100.000 -  200.000 đồng đối với hành khách đi trên phương tiện chở khách ngang sông (đò, phà) mà không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang dụng nổi cứu sinh cá nhân (có hình hộp chữ nhật, đeo vào tay).

Theo Đại tá Lê Văn Chiến, Trưởng phòng CSGT đường thủy Thanh Hóa, việc xử phạt đối với người không mặc áo phao và dụng cụ nổi cứu sinh hiện chưa xử lý được. “Sau khi tập huấn xong về sẽ xây dựng kế hoạch và bắt đầu xử lý vi phạm”, Đại tá Chiến cho biết.

Tại Hải Phòng, lực lượng như CSGT, TTGT cũng mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, nhắc nhở hành khách mặc áo phao. Đại diện các đơn vị này đều cho rằng, cần một thời gian để tuyên truyền, nhắc nhở, trước khi xử phạt.

Thượng tá Nguyễn Văn Dũng, Phó trưởng Phòng CSGT đường thủy Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, vài ngày qua lực lượng CSGT phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra các bến khách ngang sông. Bước đầu chủ yếu là nhắc nhở, chưa xử phạt trường hợp nào.

Ông Phan Văn Mẫn, Đội trưởng Đội 2 Phòng CSGT đường thủy Công an TP HCM cho biết, thời gian qua lực lượng CSGT đã tuyên truyền, xử phạt đối với hành khách không mặc áo phao, nhưng chủ yếu lập biên bản xử phạt chủ bến đò chứ chưa xử phạt khách đi đò.

Đại tá Huỳnh Đấu Tranh, Phó Giám đốc Công an TP Cần Thơ cho biết, trước khi Nghị định 132 của Chính phủ có hiệu lực, cán bộ CSGT đường thủy TP Cần Thơ đã xuống từng địa bàn thông báo cho từng chủ bến đò, phà. “Đa số người dân qua đò hiện nay đều chưa nắm được quy định mới nên khó xử phạt. Bước đầu chúng tôi sẽ áp dụng biện pháp tuyên truyền nhắc nhở, về sau nếu cố tình vi phạm, CSGT sẽ ra quân xử phạt”, Đại tá Tranh cho biết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.