Hồ sơ tài liệu

Chuyên gia: Mỹ gây rối loạn ở Trung Đông để trục lợi

20/06/2017, 20:29

Khi ông Trump vừa rời khỏi Qatar, cuộc khủng hoảng lập tức xuất hiện.

1030238074

Máy bay F-15 Mỹ bán cho Qatar giữa lúc Doha đang gặp phải áp lực của các quốc gia láng giềng

Theo nhận định của một nhà phân tích, chiến lược của Mỹ ở Trung Đông là để tạo ra căng thẳng và thu lợi nhuận kinh tế từ đó.

Báo Sputnik của Nga ngày 20/6 dẫn nhận định của ông Ibrahim Varly - nhà phân tích chính trị,trưởng ban biên tập về chính sách đối ngoại của báo Birgün cho rằng cuộc khủng hoảng Qatar và những biểu hiện gần đây về sự kiện nóng cho thấy nó được tạo ra để có lợi cho Hoa Kỳ.

Theo ý kiến của ông Ibrahim Varly, tình huống hỗn loạn này phản ánh chính sách chiến lược đối ngoại truyền thống của Washington.

Chính sách của chính quyền Donald Trump ở Trung Đông đang lặp lại các bước tương tự mà chúng ta đã thấy trong vòng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên cách đây 2 tháng. Ban đầu Mỹ cố tình tạo ra một tình huống căng thẳng giữa các nước liên quan trong khu vực, và sau đó lợi dụng từ tình huống này những ​​lợi ích kinh tế trực tiếp cho bản thân.

tRUMP

Ông Trump và các quan chức Arab Saudi trong chuyến công du tới Trung Đông

Với Hàn Quốc, cũng như trong trường hợp của Qatar, một hợp đồng trị giá hàng tỷ USD cho việc cung cấp vũ khí phòng thủ chống tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đã được ký kết.

Tại Trung Đông, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Trump đã diễn ra tại Arab Saudi, và khi ông Trump vừa rời khỏi đất nước này thì cuộc khủng hoảng bắt đầu xung quanh Qatar.

Ngay sau đó, chuyên gia Ibrahim Varly cho rằng Washington đã lợi dụng thời cơ thuận lợi của cuộc khủng hoảng, đã hoàn thành vụ bán vũ khí đáng kể, trong đó đáng chú ý là thỏa thuận bán 12 tỷ USD tiền vũ khí cho chính Qatar.

Ông Ibrahim Varly cho rằng đây là một chính sách kinh điển của Mỹ. Đầu tiên là kích thích gia tăng căng thẳng, và sau đó tự khởi động quá trình nhằm đảm bảo rằng bằng cách bán vũ khí và quan hệ ngoại giao biến cuộc khủng hoảng thành có lợi cho họ...

Nói về tình hình Syria, ông Varly nhấn mạnh rằng vấn đề chính ở Syria là ở chỗ điều gì sẽ xảy ra sau khi chiếm Raqqa, tương lai nào sẽ đợi chờ thành phố. Được biết, Mỹ cùng với các lực lượng dân chủ Syria đang kiểm soát khu vực này, đồng thời ở Raqqa chủ yếu là lực lượng người Kurd.

qatar-signs-12-billion-deal-to-buy-f-15-jets-from-

Qatar đã bỏ ra 12 tỷ USD mua máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ

Mặt khác, tại Raqqa còn có các bộ lạc hiện địa phương Ả Rập, nhưng vẫn là người Kurd chiếm đa số. Bên cạnh đó, lực lượng dân quân Hashd Sha"ab có xu hướng di chuyển theo hướng Raqqa bằng cách vượt qua biên giới Iraq, nhưng họ không được phép làm điều đó. Trong lãnh thổ này không muốn bất kỳ sự hiện diện của lực lượng chính phủ Syria hay lực lượng của người Shiite.

Nhà báo Ibrahim Varly cho rằng hiện chưa thể phán đoán hành động tiếp theo sau khi Mỹ chiếm thành phố Raqqa. Lực lượng thân Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện của họ ở đây trong bao lâu cũng không dự đoàn được.

Raqqa sẽ không được trao cho người Kurd vì nơi đây không phải là thành phố của người Kurd, nó nằm ngoài các vùng lãnh thổ người Kurd sinh sống. Mặt khác, nó sẽ càng không được trao cho chính phủ Syria.

Trong tình huống này, lựa chọn hợp lý nhất, có thể sẽ chuyển thành phố cho các lực lượng địa phương. Tuy nhiên, các lực lượng này tương tự sẽ không thể giữ thành phố trong tay mình trong một thời gian dài, bởi các nhóm Hồi giáo cực đoan có thể cố gắng chiếm lại Raqqa.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.