Y tế

Có cần thiết tiêm vaccine phòng đậu mùa khỉ?

07/10/2022, 16:30

Hiện đã có những vaccine phòng đậu mùa khỉ thế hệ mới tuy nhiên WHO chưa khuyến cáo sử dụng rộng rãi.

Chưa khuyến cáo sử dụng vaccine đậu mùa khỉ

Trước thông tin xuất hiện ca đầu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam, và tỷ lệ mắc bệnh này vẫn tiếp

PGS.TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng thông tin, "hiện có những vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thế hệ mới được sử dụng nhưng chỉ trong phạm vi hẹp. WHO chưa khuyến cáo sử dụng rộng rãi loại vaccine này. Việt Nam cũng chưa khuyến cáo sử dụng vaccine đậu mùa khỉ vì nguy cơ bùng phát lây lan chưa thực sự lớn".

img

WHO chưa khuyến cáo dùng rộng rãi vaccine đậu mùa khỉ

Theo ông Phu, để phòng tránh đậu mùa khỉ, tốt nhất là cắt đứt đường lây. Do đó, mọi người nên đeo khẩu trang, khi hắt hơi nên che miệng lại, nên sát khuẩn tay thường xuyên, giữ phòng ở luôn thông thoáng, vệ sinh chăn ga gối đệm… giống như cách phòng, chống Covid-19.

Nếu lỡ tiếp xúc với người nghi nhiễm đậu mùa khỉ, mọi người cần thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm và theo dõi trong vòng 14-21 ngày xem có xuất hiện các triệu chứng của bệnh hay không. Khi có triệu chứng, cần tới cơ sở y tế để được xét nghiệm.

Còn theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng (Trường Đại học Y dược TP.HCM), hiện một số quốc gia trên thế giới đã cấp phép lưu hành vaccine đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, loại vaccine này được khuyến cáo chỉ ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Ông Dũng cũng cho hay, theo WHO, loại vaccine đậu mùa không được khuyến cáo sử dụng cho đậu mùa khỉ. Lý giải điều này, theo ông Dũng, vaccine đậu mùa khỉ là vaccine sống, nên với những bệnh nhân có sức đề kháng kém thì có nguy cơ sẽ bị nhiễm bệnh khi tiêm ngừa. Bên cạnh đó, virus trong vaccine đậu mùa khỉ và đậu mùa là hai loại khác nhau nên các chuyên gia lo ngại có khả năng kết hợp để tạo thành một chủng mới.

Hệ số lây nhiễm đậu mùa khỉ thấp không đáng ngại

Theo PGS. Trần Đắc Phu, hiện nay nước ta mới phát hiện 1 ca bệnh. Việc phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam là điều không bất ngờ vì có sự giao lưu, du lịch quốc tế, đặc biệt, vẫn có những người dân đến và đi về từ nơi có dịch.

Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên đã được phát hiện ngay và được cách ly để tránh lây lan ra cộng đồng. Thêm vào đó, trong thời gian vừa qua, bệnh đậu mùa khỉ vẫn chủ yếu lây lan trong 1 quần thể hẹp, thí dụ như lây lan qua việc quan hệ tình dục đồng giới. Do đó, người dân không nên quá hoang mang, nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại Việt Nam là thấp

Còn BS. Hiền Minh, BV ĐH Y dược TP.HCM cho biết, hệ số lây nhiễm của bệnh đậu mùa khỉ R0 khoảng từ 1.1 đến 2.4, thấp hơn bệnh đậu mùa ở người, bệnh đã thanh toán trên toàn thế giới từ 1979. Các con đường lây nhiễm như lây nhiễm từ động vật sang người; lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc gần hoặc quan hệ tình dục với người bị bệnh; chạm vào phát ban, vảy ban của bệnh nhân; chạm vào các đồ vật bị ô nhiễm như khăn trải giường, quần áo hoặc thiết bị y tế người bệnh đã sử dụng. Ngoài ra, có thể truyền qua nhau thai từ mẹ sang con (đang tiếp tục nghiên cứu).

Thông tin từ Bộ Y tế, đến ngày 3/10, thế giới ghi nhận 68.265 trường hợp mắc bệnh Đậu mùa khỉ tại 106 nước trên thế giới, trong đó có 25 trường hợp tử vong. Trong đó, khu vực Tây Thái Bình Dương có một số nước ghi nhận ca bệnh gồm: Australia (136), Singapore (19), Trung Quốc (5), New Zealand (5), Nhật Bản (4), Philippines (4), Hàn Quốc (2), Guam (1), New Caledonia (1).

Tổ chức Y tế thế giới đánh giá nguy cơ lây nhiễm toàn cầu ở mức trung bình, khu vực châu Âu và châu Mỹ ở mức cao, khu vực Tây Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) ở mức thấp đến trung bình, các khu vực khác ở mức trung bình.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.