• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Có dấu hiệu buông lỏng tại một số trạm KTTTX

25/05/2015, 13:07

Hiệu quả kiểm tra, xử lý thấp cho thấy có nhiều dấu hiệu bất thường tại một số trạm kiểm tra tải trọng xe...

61
Một xe quá tải qua trạm bị Thanh tra Tổng cục Đường bộ VN xử lý

Tỷ lệ xe quá tải thấp bất ngờ

Trong khi Bộ GTVT đang ráo riết chỉ đạo kiểm soát tải trọng xe (KSTTX) trên các tuyến quốc lộ, thì tại nhiều trạm cân, tỷ lệ giữa kiểm tra và phát hiện vi phạm rất thấp, nhiều trạm gần như không hoạt động, để xe quá tải ung dung vượt trạm. Đây là những dấu hiệu bất thường trong công tác KSTTX.

Từ ngày 1/8/2014 đến 10/5/2015, các Sở GTVT và các Cục QLĐB đã xử lý tổng số 11.196 ô tô tải tự đổ vi phạm kích thước giới hạn thùng chở hàng. Trong đó, xử lý cắt tại chỗ 6.058 xe, yêu cầu lái xe, chủ xe tự khắc phục 4.831 xe, giữ tem kiểm định 291 xe, các biện pháp xử lý khác 16 trường hợp.

Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ VN, hiện rất nhiều địa phương có tỷ lệ xe vi phạm/số xe kiểm tra rất thấp, gồm: Cao Bằng 2%, Điện Biên 1,7%, Hải Phòng 1,9%, Hà Giang 4,4%, Ninh Bình 4,6%, Tuyên Quang 2,3%, Quảng Trị 1,4%, Gia Lai 4,3%, Quảng Nam 4,1%, Bà Rịa - Vũng Tàu 3,9%, Cần Thơ 2%, Hậu Giang 2%...

Về những dấu hiệu bất thường kể trên, ông Trịnh Xuân Thủy, Chánh Thanh tra Tổng cục Đường bộ VN cho biết, qua thông tin đường dây nóng phản ánh về tình trạng xe quá tải hoành hành trên các tuyến quốc lộ, Tổng cục đã tổ chức nhiều cuộc kiểm tra đột xuất bằng cách chốt chặn ở hai đầu trạm KTTTX có biểu hiện buông lỏng xử phạt xe quá tải. Qua kiểm tra, Thanh tra Tổng cục Đường bộ VN phát hiện một số trường hợp vi phạm kích thước thành thùng và chở hàng quá tải trọng cho phép. “Các lái xe cho biết, có đi qua trạm cân nhưng không thấy lực lượng của trạm cân yêu cầu kiểm tra”, ông Thủy cho biết thêm.

Hiệu quả kiểm tra, xử lý thấp

Trao đổi với PV, ông Vũ Đỗ Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, tình trạng phương tiện vận tải chở hàng quá tải trọng cho phép mặc dù đã giảm nhiều nhưng chưa bền vững và còn diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là các phương tiện chở vật liệu xây dựng, quặng hoạt động trên các tuyến đường do địa phương quản lý.

Cũng theo ông Dũng, hiệu quả kiểm tra, xử lý của một số trạm KTTTX còn thấp. Qua một năm triển khai, công tác KSTTX, các trạm cân cố định, lưu động trên cả nước đã kiểm tra 515 nghìn lượt xe, chỉ phát hiện được 71 nghìn xe vi phạm, tỷ lệ xe vi phạm bị xử phạt rất thấp so với số xe không vi phạm bị dừng, cân kiểm tra, chỉ bằng khoảng 13%. Bên cạnh đó, lực lượng TTGT bằng cân xách tay đã kiểm tra gần 130 nghìn xe cũng chỉ phát hiện hơn 15 nghìn xe vi phạm, bằng 11%. Điều này cho thấy, công tác phối hợp, trách nhiệm của lực lượng làm nhiệm vụ dừng xe chưa cao, gây tốn kém về thời gian, chi phí chung và gây bức xúc cho chủ xe, lái xe.

“Tổng cục Đường bộ VN đã tổ chức tập huấn hai đợt nâng cao nghiệp vụ, vận hành, xử lý vi phạm cho lực lượng KSTTX tại trạm cân lưu động của 63 địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, việc triển khai hiệu quả rất thấp. Công tác KSTTX của một số địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, cần khắc phục. Thời gian tới, Tổng cục Đường bộ VN sẽ tập trung tăng cường chỉ đạo kiểm tra phát hiện xe vi phạm để kiểm soát xử lý”, ông Dũng nhấn mạnh. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.