• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Có nên bắt buộc lắp camera giám sát lái xe khách?

02/07/2018, 06:31

Trước việc nhiều lái xe khách bất chấp nguy hiểm, nhiều ý kiến cho rằng cần phải lắp camera để giám sát.

10

Camera giúp giám sát đầy đủ quá trình hoạt động của tài xế nhưng phần nào gây ức chế tâm lý - Ảnh: K.Linh

“Nói có sách, mách có chứng”

Ngày 27/6, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh tài xế xe khách giường nằm của nhà xe Tuấn Hiệp đã có hành vi bắt tay sau gáy và thản nhiên trổ tài điều khiển vô lăng bằng chân trên cao tốc Trung Lương - TP.HCM với tốc độ cao, bất chấp nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của nhiều người. Sau khi sự việc được phản ánh, lái xe này bị đình chỉ và cho nghỉ việc.

Đây không phải lần đầu hành động xem thường tính mạng của các tài xế được công khai trên các trang mạng xã hội. Trước đó, một hành khách đã quay clip và đưa lên mạng cảnh tài xế chạy ô tô khách giường nằm của nhà xe Tài Thắng tuyến Đà Lạt - Hà Nội trong quá trình điều khiển xe khách đã buông vô lăng, dùng hai tay cầm bát mì ăn. Khi gặp phương tiện phía trước, tài xế mới dùng một tay bấm còi rồi lại tiếp tục ăn trong khi xe vẫn chạy.

"Tuy một số doanh nghiệp vận tải đã thực hiện lắp camera giám sát lái xe, nhân viên nhưng lại chỉ mang tính cá biệt trong nội bộ doanh nghiệp, là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp với lái xe. Một công cụ quản lý sẽ có tác động nhiều khía cạnh nên phải hết sức cân nhắc khi trở thành quy định bắt buộc. Quy định gắn thiết bị giám sát hành trình đã được đưa vào Luật thì quy định gắn camera giám sát đối với lái xe cũng phải luật hóa mới thực hiện được”.

Ông Khuất Việt Hùng
Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia

Với những người lái xe chuyên nghiệp như anh Lê Xuân Bình, lái xe kinh doanh vận tải ở Hà Nội, đó là những hành vi không bao giờ được phép xuất hiện trong khi đang lái xe. “Có thể lái xe chủ quan, vì quá tin vào kinh nghiệm của mình, nghĩ rằng mình có thể xử lý tốt các tình huống, và đinh ninh là đường đẹp, vắng người, khó có thể xảy ra tai nạn nhưng đối với công việc mà đặc thù của nó gắn với an nguy, sinh mạng của nhiều người như lái xe, một khi xe còn lăn bánh trên đường, chưa thể nói trước điều gì”, anh Bình phân tích.

Đáng nói, tất cả các hành vi nguy hiểm trên của lái xe chỉ được phát hiện nhờ hành khách hoặc người đi đường. Để ngăn chặn kịp thời các hành vi nguy hiểm của lái xe, nhiều doanh nghiệp vận tải cho rằng, cần có quy định bắt buộc lắp camera trên xe khách, xe tải để giám sát tài xế. Khi đó, những hành vi của tài xế trong quá trình lái xe sẽ được truyền về doanh nghiệp, Sở GTVT để điều chỉnh kịp thời hành vi và xử phạt.

Bà Phạm Mỹ Lệ, Giám đốc Doanh nghiệp vận tải Lệ Sơn cho rằng, để nâng cao chất lượng của hãng xe, thái độ phục vụ lịch sự, tôn trọng hành khách của nhân viên phụ xe và lái xe là rất quan trọng. Việc lắp đặt thêm tính năng giám sát hình ảnh sẽ mang lại cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý hai lợi ích quan trọng trong việc giám sát lái xe. Thứ nhất, lái xe luôn cảm giác mình đang bị quản lý nên sẽ chú tâm điều khiển phương tiện trong suốt hành trình. Thứ hai, nếu phát hiện lái xe làm việc riêng sẽ có nhắc nhở kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Đồng thời, việc này cũng giúp doanh nghiệp “nói có sách, mách có chứng” khi đưa ra quyết định xử phạt.

Có ảnh hưởng đến tâm lý lái xe?

Là doanh nghiệp đã lắp đặt camera giám sát lái xe, nhân viên, ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty CP Vận tải Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng cho rằng, công nghệ là giải pháp hỗ trợ, điều quan trọng cần giáo dục nâng cao ý thức, đạo đức của người lái xe và trách nhiệm của doanh nghiệp. Vận tải là nghề kinh doanh có điều kiện nên sau khi có GPLX, muốn lái xe kinh doanh vận tải, bắt buộc tài xế phải trải qua một khóa tập huấn về kinh doanh vận tải. Phải chuẩn hóa đội ngũ lái xe ngay từ khâu đào tạo, phải bổ sung vào chương trình đào tạo, sát hạch lái xe như một chương trình bắt buộc. Tuy nhiên, việc bắt buộc lắp camera giám sát tài xế cũng cần nghiên cứu kỹ vì phát sinh thêm chi phí.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN cho rằng, lợi ích của việc lắp camera giám sát là lái xe biết mình bị giám sát sẽ chuẩn chỉ hơn trong công việc, lái xe cẩn trọng hơn. Tuy nhiên, cũng cần xem xét, việc bị giám sát có gây ức chế đến tâm lý lái xe hay không.

“Theo tôi chỉ nên khuyến khích không nên là điều kiện bắt buộc, cần tạo tâm lý tốt nhất cho người lái xe. Những hành vi của lái xe trong thời gian qua hết sức nguy hiểm cho hành khách và người tham gia giao thông, nhưng không vì thế mà bắt buộc giám sát tất cả lái xe. Những trường hợp vi phạm phải xử thật nghiêm, cần thiết tước GPLX vĩnh viễn”, ông Thanh nói.

Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng bày tỏ, đề xuất này có hai khía cạnh cần xem xét. Ở mặt tích cực, lái xe là nghề có thể uy hiếp đến an toàn xã hội nên phải chịu những điều kiện lao động khắt khe hơn. Bên cạnh việc quy định thời gian lái xe liên tục, gắn thiết bị giám sát hành trình, có thể phải gắn camera trên xe để giám sát. Tuy nhiên, cần tính toán kỹ, vì khi lắp camera giám sát sẽ ảnh hưởng đến tâm lý lái xe, quan trọng hơn nó sẽ xâm phạm đến quyền tự do cá nhân của lái xe.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.