Ảnh minh họa.
Cha mẹ nên làm gì khi nghe trẻ nói: “Con muốn mua cái này!” Từ chối hay đồng ý? Phản ứng khác nhau của cha mẹ sẽ quyết định tính cách và số phận của trẻ sau này.
Một hôm, cô Trần dẫn con gái đến một cửa tiệm mua đồ. Khi thấy những gói bánh snack, socola, kẹo đủ màu, cô bé liền đòi mẹ mua cho mình. Mặc dù biết rằng, con gái đang đau răng vì ăn quá nhiều bánh kẹo, nhưng cô Trần vẫn mua cho cô bé 1 gói bánh.
Một lúc sau, có 2 bố con bước vào, cậu bé kia cũng dừng lại nhìn bánh kẹo rồi ngước lên nhìn bố. Đoán được ý muốn của con mình, chưa đợi cậu bé nói ra ông đã bảo: “Con đừng có nhìn vào đồ ăn vặt nữa”. Cậu bé không nói gì nữa, lẳng lặng ra phía ngoài đứng chờ bố.
Lúc này, cô Trần nói với con gái mình: “Con xem, bạn kia có phải ngoan ngoãn hơn không. Bố bảo không mua nhưng bạn ấy không khóc nhè, vòi vĩnh gì cả”.
Đối việc với yêu cầu của trẻ, cha mẹ phản ứng như thế nào?
Phản ứng của cha mẹ trước những đòi hỏi của trẻ tác động rất lớn đến hành vi của chúng sau này. Nếu sự kiên trì của trẻ vẫn bị từ chối, sau này chúng sẽ tự hiểu rằng, dù mình có làm gì đi chăng nữa cũng vô ích, từ đó sẽ từ bỏ mong muốn của bản thân.
Trong khi đó, nếu một đứa trẻ cố chấp, lì lợm, bằng mọi cách bắt cha mẹ đáp ứng yêu cầu của mình, cha mẹ sau cùng vẫn đồng ý, điều này sẽ cho trẻ lý do để chúng tiếp tục kiên trì với những mong muốn của mình. Tất nhiên, cha mẹ không thể lúc nào cũng đáp ứng những yêu cầu vô lý của trẻ, cần có nguyên tắc và giới hạn riêng.
Chấp nhận sự thất vọng của trẻ
Nhìn thấy ánh mắt long lanh, đáng thương khi trẻ khóc trong cửa hàng mà khi không mua được món đồ mình muốn, có lẽ không ít cha mẹ cảm thấy xấu hổ và đáp ứng, mặc dù có những thứ thực sự không cần thiết. Khi cho trẻ bánh kẹo, chúng có thể bỏ bữa ăn, hoặc mua đồ chơi thì chỉ chơi có một chút rồi ném sang một bên.
Ảnh minh họa.
Lúc này, chắc chắn cha mẹ sẽ vừa bực mình vừa tiếc tiền. Nếu nhận thấy những món đồ mua về chỉ là sự lãng phí, cha mẹ cần kiên quyết kiểm soát việc mua sắm của con cái. Chấp nhận cơn tức giận và mất kiểm soát của trẻ lúc đó và đợi nó dịu đi.
Hơn nữa, trẻ cũng sẽ có được một trải nghiệm cảm xúc, đó là hóa ra khóc lâu đến vậy mà cha mẹ vẫn không mảy may quan tâm, thôi thì mình sẽ không khóc nữa vì đã quá mệt rồi.
Đây cũng là một bài tập nhỏ để trẻ trải qua sự thất vọng. Nếu trẻ thất vọng nhiều và vượt qua được, khi trưởng thành rất dễ thích ứng với xã hội, chúng sẽ không dễ nản lòng và bị đả kích khi nghe những lời phê bình nhỏ nhất.
Cha mẹ cần thể hiện cảm xúc thật của bản thân trước những yêu cầu của trẻ
Ví dụ, nếu trẻ muốn theo học trường chuyên lớp chọn và khả năng tài chính của cha mẹ cho phép, hãy ủng hộ mạnh mẽ. Nếu điều này mang lại gánh nặng tiền bạc cho gia đình, cha mẹ đừng nói với con rằng: “Gia đình chúng ta rất nghèo, không có tiền.
Con học cái này cũng vô ích. Con cứ học trường bình thường, theo chương trình trên lớp, không cần học thêm bất kỳ kỹ năng đặc biệt nào”. Lúc này, niềm yêu thích học tập của trẻ bị kìm hãm. Trẻ sẽ trở nên tự ti, mặc cảm vì điều kiện gia đình.
Cha mẹ có thể thẳng thắn nói với con: “Suy nghĩ và mong muốn của con rất tốt, nhưng theo điều kiện kinh tế hiện tại, cha mẹ không đủ khả năng chi trả học phí cho con, nếu không sẽ ảnh hưởng đến cả nhà. Nhưng bố và mẹ đều rất yêu con. Nếu con chăm chỉ học tập ở trường, con có thể thay đổi được số phận của mình và có được một tương lai tốt đẹp hơn”.
Khi nghe như vậy, trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu thương chân thành của cha mẹ, trong lòng bắt đầu có ý chí phấn đấu vươn lên, chăm chỉ học tập để thay đổi vận mệnh của mình.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận