• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Con người là yếu tố quyết định đến tai nạn giao thông

27/12/2014, 16:29

PGS.TS. Phạm Đình Xinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ATGT (Học viện Cảnh sát nhân dân) cho biết, việc để xảy ra TNGT nguyên nhân chính cũng do con người gây ra.

Sự coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, tài sản đã trở thành thói quen cố hữu của người
Sự coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, tài sản đã trở thành thói quen cố hữu của nhiều người (ảnh minh họa)

Nguy cơ tai nạn cao khi lái xe trong trạng thái mệt mỏi

Thống kê của Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Tổng cục VII, Bộ Công an) cho thấy, từ năm 2010 cho đến nay số lượng vụ TNGT ở nước ta đã có chiều hướng giảm, con số người chết, người bị thương do tai nạn giao thông gây ra đã giảm qua các năm.

Theo ông Xinh, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới TNGT, bao gồm cả khách quan và chủ quan  nhưng quan trọng là cần xem xét, tìm ra đâu là nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp gây ra các vụ TNGT để đưa ra các giải pháp khắc phục.

Ông Xinh cho biết, trong quá trình nghiên cứu, 4 nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn tới TNGT đã được chỉ ra, gồm: cơ sở hạ tầng giao thông chưa đảm bảo, yếu tố kỹ thuật của phương tiện tham gia giao thông, tác động của nguyên nhân khách quan và nhóm nguyên nhân chính là do con người gây ra.

“Con người là yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến hoạt động của phương tiện cũng như nguyên nhân chủ yếu gây ra TNGT. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng TNGT. Dẫn chứng là hơn 80% vụ TNGT xuất phát từ lỗi của người điều khiển phương tiện giao thông và người đi bộ” ”- ông Xinh nói.

Trạng thái sinh lý của người điều khiển phương tiện giao thông là yếu tố quyết định chủ yếu đến tình trạng an toàn khi lái xe, bao gồm những yếu tố như sự mệt mỏi, tình trạng bệnh tật, sử dụng cồn hay chất gây nghiện, tình trạng tâm lý bị kích động…

“Khi con người lâm vào tình trạng mệt mỏi như phải làm việc căng thẳng, ít thời gian nghỉ ngơi… thì thị giác, thính giác, xúc giác và các phản ứng nhận thức, vận động khác đều bị phân tán, ảnh hưởng. Đó là cơ chế sinh học của cơ thể tự bảo vệ khỏi các tác động bên ngoài để nhanh chóng hồi phục. Chính bởi vậy việc lái xe khi mệt mỏi sẽ có nguy cơ dẫn đến tai nạn cao”- ông Xinh phân tích thêm.

Việc sử dụng rượu bia và các chất kích thích cũng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều khiển phương tiện giao thông. Các chất có cồn và các chất kích thích khi tác động vào cơ thể sẽ làm tê liệt hoạt động của não, làm suy giảm khả năng nhận thức, phân tích và phán đoán tình huống của người lái xe. Nghiên cứu của các nhà khoa học Nga đã chỉ ra rằng khi nồng độ cồn trong máu đạt từ 0,3- 0,5% thì nguy cơ để xảy ra tai nạn giao thông tăng gấp 7 lần, còn khi đạt mức từ 1,0- 1,4% thì nguy cơ tăng lên đến 30 lần.

Một yếu tố quan trọng không thể không nhắc đến chính là ý thức của người tham gia giao thông, nói nôm na đây chính là văn hóa giao thông của phần đông người dân hiện nay. Sự coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, tài sản đã trở thành thói quen cố hữu của nhiều người. Những việc bình thường như: dừng trước vạch sơn, nhường người đi bộ, qua đường đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ… trở thành bất bình thường. Trong khi những việc không bình thường như: vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm, uống rượu bia khi lái xe… lại trở nên bình thường, thậm chí là hiển nhiên với một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông.

Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa giao thông

Theo thống kê của Tổng cục VII, Bộ Công an, 80% nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông thuộc về người điều khiển phương tiện, trong đó các lỗi phổ biến như: Chạy quá tốc độ quy định (10,4%); đi không đúng phần đường, làn đường (29,07%); tránh vượt sai quy định (12,07%);  chuyển hướng sai quy định (8,55%).

“Chỉ đến khi nào văn hóa giao thông của chúng ta được chú trọng đào tạo và nâng cao thì khi đó tai nạn giao thông mới không còn là nỗi lo lắng, ám ảnh mỗi khi ra đường”, ông Xinh nói.

Từ việc phân tích yếu tố con người trong các vụ TNGT, ông Xinh đề xuất cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa giao thông bởi đây chính là thước đo để phản ánh trình độ văn hóa của mỗi cá nhân nói riêng và của cả dân tộc nói chung. Mỗi người dân khi tham gia giao thông phải hiểu một cách sâu sắc quyền lợi và trách nhiệm của mình, bắt đầu từ những hành động như đi đúng làn đường, phần đường, dừng đèn đỏ trước vạch sơn, không phóng nhanh vượt ẩu…

Đặc biệt, việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, cải thiện ý thức của người tham gia giao thông là giải pháp quan trọng nhất, là chìa khóa góp phần làm giảm tai nạn giao thông ở nước ta. Nội dung tuyên truyền cần phải sinh động, phù hợp với từng lứa tuổi, trình độ. Luật Giao thông đường bộ, các quy tắc giao thông cần được phổ biến sâu rộng tới mọi tầng lớp, đối tượng để mọi người hiểu rõ trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của lực lượng cảnh sát giao thông và các cơ quan chức năng có trách nhiệm. Cần nghiêm cấm và xử phạt một cách nghiêm khắc những hành vi vi phạm luật giao thông, vi phạm những quy định về điều khiển phương tiện giao thông, nghiêm cấm sử dụng những phương tiện không đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn kĩ thuật.

Đình Quang

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.