Tin tức mới nhất Covid-19 hôm nay
Tính từ 16h ngày 10/2 đến 16h ngày 11/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 26.487 ca nhiễm mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 26.471 ca ghi nhận trong nước (tăng 448 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 8.768 ca trong cộng đồng).
Cụ thể, Hà Nội (2.908), Nghệ An (1.501), Hải Dương (1.447), Hải Phòng (1.398), Bắc Ninh (1.390), Nam Định (1.287), Thái Nguyên (976), Ninh Bình (942), Đà Nẵng (927), Bắc Giang (910), Hòa Bình (879), Vĩnh Phúc (856), Phú Thọ (765), Thanh Hóa (686), Bình Định (503), Quảng Bình (493), Quảng Nam (492), Thái Bình (490), Quảng Ninh (477), Lào Cai (470), Lạng Sơn (440), Quảng Trị (420), Tuyên Quang (393), Sơn La (383), Hưng Yên (379), Lâm Đồng (340), Đắk Lắk (311), Bình Phước (290), Phú Yên (284), Khánh Hòa (263), TP. Hồ Chí Minh (260), Hà Tĩnh (259), Thừa Thiên Huế (257), Hà Nam (216), Quảng Ngãi (211), Đắk Nông (180), Kon Tum (178), Yên Bái (164), Cao Bằng (138), Cà Mau (134), Bà Rịa - Vũng Tàu (133), Điện Biên (133), Hà Giang (115), Bắc Kạn (84), Bình Dương (77), Vĩnh Long (73), Bình Thuận (73), Lai Châu (69), Bến Tre (65), Trà Vinh (65), Đồng Tháp (45), Bạc Liêu (44), Sóc Trăng (34), Long An (31), Tây Ninh (31), Đồng Nai (20), An Giang (19), Kiên Giang (16), Hậu Giang (16), Cần Thơ (15), Ninh Thuận (8 ), Tiền Giang (8 ).
Hôm nay cả nước thêm 26.487 ca nhiễm mới
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Thanh Hóa (-310), Kon Tum (-259), Nghệ An (-248).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+311), Thái Nguyên (+241), Ninh Bình (+227).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 20.203 ca/ngày.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 192 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).
Sau Tết, số ca mắc Covid-19 ở Cà Mau có xu hướng tăng trở lại
Theo Sở Y tế tỉnh Cà Mau, tính đến ngày 10/2, tỉnh này ghi nhận 171 ca nhiễm Covid-19. Những ngày liền trước đó cũng ghi nhận trên dưới 200 ca nhiễm mỗi ngày.
Số ca mắc mới mỗi ngày trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng tăng trở lại sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, do người dân trở về quê ăn Tết nhiều và đã được tỉnh dự liệu từ trước.
Hiện tại, tỉnh Cà Mau đang ở cấp độ 1. Với “trạng thái bình thường mới” này, người dân đã có thể vừa thực hiện phòng, chống dịch vừa trở lại cuộc sống bình thường
Gần đây, nhiều người dân khi thực hiện xét nghiệm Covid-19 để đi làm ăn xa, quay trở lại học tập và làm việc đã được phát hiện dương tính. Tuy nhiên, số lượng ca nhiễm này đã giảm mạnh so với cao điểm bùng phát dịch của tỉnh Cà Mau cách đây hơn 1 tháng.
Một vấn đề đáng quan tâm trong công tác phòng chống dịch của tỉnh Cà Mau là thiếu thuốc điều trị cho bệnh nhân.
Trong đó, túi thuốc A hiện đã hết, trong khi, nhu cầu 1 tháng tới cần khoảng 9.000 gói. Tỉnh Cà Mau đã kiến nghị Bộ Y tế cấp phát thêm thuốc kháng vi rút SARS-CoV-2.
Đồng thời, đối với trường học tổ chức dạy học trực tiếp, đảm bảo giáo viên và học sinh thực hiện tốt Quy tắc 5K của Bộ Y tế, đảm bảo công tác khử khuẩn định kỳ tại các trường học, đảm bảo trường học phải được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát.
Bên cạnh đó, rà soát việc tiêm vaccine cho học sinh, đẩy nhanh tiêm đủ các mũi vaccine cho học sinh từ 12 tuổi trở lên.
2.586 bệnh nhân nặng đang điều trị
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.457.170 ca nhiễm, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 24.883 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.450.024 ca, trong đó có 2.209.852 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (515.369), Bình Dương (293.145), Hà Nội (162.643), Đồng Nai (100.022), Tây Ninh (88.690).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 6.075 ca
Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.212.669 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.586 ca, trong đó, Thở ô xy qua mặt nạ: 1.843 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 300 ca; Thở máy không xâm lấn: 81 ca; Thở máy xâm lấn: 345 ca; ECMO: 17 ca.
96 ca tử vong, riêng Hà Nội 14 ca
Từ 17h30 ngày 10/02 đến 17h30 ngày 11/02 ghi nhận 96 ca tử vong. Trong đó, tại TP. Hồ Chí Minh 3 ca.
Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (14), Kiên Giang (10), Bình Định (6), Hòa Bình (5), Vĩnh Long (5), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Cần Thơ (4), Đồng Nai (3), Đồng Tháp (3), Nghệ An (3), Quảng Ngãi (3), Thái Nguyên (3), Vĩnh Phúc (3), Bến Tre (2), Đà Nẵng (2), Gia Lai (2), Hải Phòng (2), Hậu Giang (2), Lạng Sơn (2), Phú Yên (2), Quảng Nam (2), Sóc Trăng (2), Bình Thuận (1), Cao Bằng (1), Đắk Lắk (1), Lâm Đồng (1), Phú Thọ (1), Quảng Bình (1), Tây Ninh (1), Thanh Hóa (1), Thừa Thiên Huế (1)
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 91 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.784 ca, chiếm tỷ lệ 1,6% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.591.336 mẫu tương đương 77.644.033 lượt người, tăng 93.909 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 10/02 có 704.066 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 184.868.879 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.182.759 liều, tiêm mũi 2 là 74.618.590 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 31.067.530 liều.
Khoanh vùng nguy cơ nhiễm biến chủng Omicron tại TP.HCM
Nam bệnh nhân ngụ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM đang được ngành y tế khẩn trương khoanh vùng dịch tễ sau khi có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, nghi nhiễm biến thể Omicron được phát hiện ngoài cộng đồng.
Ngành y tế đang khẩn trương thực hiện các bước điều tra dịch tễ, khoanh vùng nguy cơ lây nhiễm.
Sáng 11/2, ngành y tế TP.HCM đang khẩn trương điều tra dịch tễ, khoanh vùng xử lý nguy cơ lây nhiễm của một trường hợp nghi nhiễm biến chủng Omicron trong cộng đồng.
Được biết, đây là trường hợp của một bệnh nhân nam ngụ tại quận Bình Thạnh, có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, nghi nhiễm biến chủng Omicron. Quá trình điều tra dịch tễ bước đầu ghi nhận, trước khi được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 bệnh nhân có tiếp xúc với nhiều người trong gia đình.
Hiện người bệnh và các F1 đã được cách ly y tế, theo dõi sức khỏe theo quy định. Ngành y tế đang tiếp tục thực hiện xét nghiệm để xác định nguy cơ của các trường hợp F1, kịp thời khoanh vùng xử lý, tránh nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.
Trước đó, tại buổi họp báo về tình hình dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế trên địa bàn TP.HCM (ngày 10/2) BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế cho biết, trên địa bàn TP.HCM đã ghi nhận 92 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron. Ngoài 5 trường hợp là chùm ca bệnh được phát hiện trong cộng đồng, tất cả những bệnh nhân còn lại đều là người nhập cảnh. Thành phố chưa ghi nhận trường hợp nhiễm biến chủng Omicron tử vong.
Hải Phòng: Hơn 6.400 học sinh, giáo viên mắc Covid-19
Ngày 11/2, Sở Giáo dục và đào tạo Hải Phòng thông tin, tích lũy đến tối 10/2, đã ghi nhận 449 giáo viên và 6.028 học sinh mắc Covid-19.
Tính từ 17h ngày 9/2 đến 17h ngày 10/2, có thêm 2.360 giáo viên và học sinh dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 118 trường hợp là giáo viên và 2.242 trường hợp là học sinh.
Đến thời điểm hiện tại, số cán bộ, giáo viên, nhân viên vào diện F1 là 1.012; học sinh là 15.414 em. Tuy nhiên, hiện không có ca nhiễm trong giáo viên, học sinh chuyển nặng và tử vong.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo cùng lãnh đạo TP Hải Phòng kiểm tra hoạt động dạy học trực tiếp bảo đảm an toàn phòng chống dịch trên địa bàn thành phố
Sở Giáo dục và đào tạo Hải Phòng vừa ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục và hướng dẫn thực hiện các biện pháp củng cố, tăng cường chất lượng dạy và học khi học sinh trở lại trường.
Theo đó, đề nghị Chủ tịch UBND các quận, huyện phối hợp chỉ đạo các cơ sở giáo dục và yêu cầu thủ trưởng các đơn vị giáo dục thống nhất khi học sinh có kết quả dương tính với Covid-19 (qua xét nghiệm nhanh, không nhất thiết xét nghiệm bằng phương pháp PCR) được nghỉ học và thực hiện điều trị theo hướng dẫn của các cơ quan y tế.
Các nhà trường có trách nhiệm tổ chức cho học sinh học bằng hình thức trực tuyến, bổ trợ... đảm bảo cho học sinh được tiếp cận kiến thức cơ bản, cốt lõi. Các học sinh còn lại của lớp đi học bình thường, thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch Covid-19 đã ban hành của các cơ quan chức năng.
Những ngày đầu học sinh trở lại trường, các cơ sở giáo dục cần dành thời gian phù hợp để học sinh làm quen trở lại với việc học trực tiếp. Tổ chức các hoạt động tạo hứng thú và trạng thái thoải mái cho học sinh; hướng dẫn kiến thức phòng dịch và nguyên tắc tuân thủ trong phòng dịch…Tuyệt đối không để xảy ra việc kỳ thị đối với các trường hợp bị F0.
Tổ chức giảng dạy các nội dung cơ bản theo điều chỉnh của Bộ GD&ĐT phù hợp với điều kiện và đối tượng, tránh gây áp lực, quá tải đối với học sinh.
Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục triển khai các biện pháp phòng chống và xử lý tình huống phát sinh theo phương án, kịch bản đã được TP Hải Phòng phê duyệt. Tổ chức tập huấn, diễn tập cho phụ huynh, giáo viên, học sinh để trẻ em đến trường đảm bảo an toàn.
Ngoài ra,cũng yêu cầu các đơn vị không chủ quan, xem nhẹ việc phòng dịch nhưng cũng không thực hiện căng thẳng quá mức cần thiết, ảnh hưởng tới việc học tập và sinh hoạt của học sinh.
Ca nhiễm mới tiếp tục tăng, Hà Nội vẫn nhiều nhất
Bản tin dịch COVID-19 ngày 10/2 của Bộ Y tế cho biết số ca mắc COVID-19 tiếp tục gia tăng lên đến 26.032 ca tại 61 tỉnh, thành; Hà Nội vẫn nhiều nhất, hàng loạt tỉnh có số ca mắc trên 1.000 ca/ ngày; Có gần 10.000 ca khỏi, 74 trường hợp tử vong...
Trong ngày 10/2, các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hòa Bình (+1.055), Bắc Giang (+377), Lạng Sơn (+352).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 18.077 ca/ngày.
Liên tục cập nhật tin tức Covid-19 ngày 11/2 (Ảnh minh họa)
Theo thống kê của Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.430.683 ca nhiễm, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 24.616 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.423.553 ca, trong đó có 2.203.777 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (515.109), Bình Dương (293.068), Hà Nội (159.735), Đồng Nai (100.002), Tây Ninh (88.659).
Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.206.594 ca.
Tạm đình chỉ Chủ tịch xã ở Nghệ An vì lơ là chống dịch COVID-19
Ông Phạm Ngọc Duyên, Chủ tịch UBND xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) vừa bị tạm đình công tác 15 ngày vì lơ là trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Trụ sở UBND xã Nghi Xuân
Ngày 11/2, trao đổi với PV, ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc (Nghệ An) cho biết, UBND huyện đã có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Phạm Ngọc Duyên, Chủ tịch UBND xã Nghi Xuân vì lơ là trong công tác chống dịch.
Trong thời gian bị đình chỉ, công tác điều hành được giao cho Phó chủ tịch UBND xã Nghi Xuân.
Trước đó, ngày 8/2, bà Trần Thị Ánh Tuyết, Phó chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc dẫn đầu đoàn công tác của huyện kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại một số xã, trong đó có xã Nghi Xuân.
Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, ông Duyên không có mặt tại trụ sở xã. Đoàn công tác nhiều lần liên hệ qua điện thoại những vẫn không được.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND xã Nghi Xuân còn phải chịu trách nhiệm khi mức độ tiêm chủng vắc-xin trên địa bàn xã còn chậm.
Xã Nghi Xuân hiện là một trong những ổ dịch lớn nhất của huyện Nghi Lộc. Chỉ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, trên địa bàn xã đã ghi nhận 112 ca nhiễm Covid-19.
Cả nước có 2.699 bệnh nhân nặng đang điều trị
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.699 ca; trong đó, Thở ô xy qua mặt nạ: 1.871 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 335 ca; Thở máy không xâm lấn: 115 ca; Thở máy xâm lấn: 361 ca; ECMO: 17 ca.
Số ca tử vong có xu hướng giảm. Từ 17h30 ngày 9/2 đến 17h30 ngày 10/02 cả nước ghi nhận 74 ca tử vong.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 89 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.688 ca, chiếm tỷ lệ 1,6% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Hà Nội có gần 60.000 F0 đang điều trị
Bản tin COVID-19 ngày 10/2 của Hà Nội cho thấy trong 24 giờ TP ghi nhận 2.887 ca bệnh mới trong đó có 627 ca cộng đồng.
Bệnh nhân phân bố tại 434 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (177); Đông Anh (175); Nam Từ Liêm (161); Chương Mỹ (151); Long Biên (150).
Như vậy, từ ngày 29/4/2021 đến nay Hà Nội ghi nhận 162.909 ca COVID-19. Tới hết ngày 9/2, có gần 59.600 F0 đang điều trị tại Hà Nội. Trong đó, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới có 158 ca; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có 173 ca; các bệnh viện của Hà Nội có 2.490 ca.
Ngoài ra, các cơ sở thu dung thành phố và cơ sở thu dung quận, huyện có gần 600 ca (tăng hơn 50 ca so với ngày trước đó). Số F0 theo dõi, điều trị tại nhà là 56.174 người.
Theo thông báo của Hà Nội, hôm qua không có bệnh nhân chuyển độ. Còn theo thông báo của Bộ Y tế, trong 3 ngày 7-9/2, các cơ sở y tế tại Hà Nội (cả Trung ương và TP) có thêm 52 ca tử vong.
Tại hội nghị giao ban đầu năm ngành y tế Hà Nội vừa diễn ra, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà đề nghị các giám đốc trung tâm y tế làm tốt công tác quản lý, theo dõi F0 mức độ nhẹ tại nhà; phát thuốc đầy đủ, kịp thời đúng đối tượng để người dân an tâm, tin tưởng tránh bức xúc trong dư luận, hạn chế mức thấp nhất tỉ lệ chuyển tầng, chuyển viện giảm áp lực cho tuyến trên.
"Đối với những trường hợp chuyển nặng cần có sự nắm bắt sát sao, kịp thời nhằm giảm tối đa tỉ lệ tử vong" - bà Hà nhấn mạnh. Đối với các bệnh viện điều trị tầng 2, tầng 3, nữ giám đốc Sở đề nghị chuẩn bị đủ cơ số giường được giao, vật tư y tế, thuốc đáp ứng công tác điều trị theo từng cấp độ của kịch bản phòng chống dịch.
Nhiều tỉnh miền Bắc, miền Trung có số ca nhiễm Covid-19 cao vọt sau Tết. (Ảnh minh họa)
Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Theo "Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà" do Bộ Y tế vừa ban hành nêu rõ đối với khám bệnh, kê đơn điều trị tại nhà cho F0 được thực hiện bởi Trạm y tế lưu động hoặc Đội y tế lưu động: Căn cứ vào số ca mắc và khu vực có ca mắc trên địa bàn phường, xã để thành lập các Trạm y tế lưu động hoặc Đội y tế lưu động sẵn sàng hỗ trợ cấp cứu cho người bệnh tại nhà.
Về kê đơn, cấp phát thuốc điều trị triệu chứng cho F0 tại nhà nếu F0 sốt:
+ Đối với người lớn: 38,5 độ hoặc đau đầu, đau người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu ăn kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.
+ Đối với trẻ em: 38,5 độ, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 lần.
Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, yêu cầu người mắc COVID-19 thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà để được xử trí.
Nếu F0 bị ho thì dùng thuốc giảm ho khi ho khan nhiều.
Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà Về thuốc hạ sốt, giảm đau
Paracetamol:
+ Cho trẻ em: gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hàm lượng 80 mg, 100 mg, 150 mg hoặc 250 mg;
+ Cho người lớn: viên nén 250 mg hoặc 500 mg.
Thuốc kháng virus: lựa chọn một trong các thuốc sau:
+ Favipiravir 200 mg, 400 mg (viên).
+ Molnupiravir 200 mg, 400 mg (viên).
Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống: Thuốc không phát sẵn cho người mắc COVID-19, thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19. Lựa chọn một trong các thuốc sau:
+ Dexamethason 0,5 mg (viên nén).
+ Methylprednisolon 16 mg (viên nén).
Thuốc chống đông máu đường uống: Thuốc không phát sẵn cho người mắc COVID-19, thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19. Lựa chọn một trong các thuốc sau:
+ Rivaroxaban 10 mg (viên).
+ Apixaban 2,5 mg (viên).
Lưu ý khi dùng một số loại thuốc
Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế đưa ra 1 số lưu ý về thuốc kháng virus, thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu.
Thuốc kháng virus dùng sớm ngay sau khi có chẩn đoán xác định mắc COVID-19, tốt nhất trong 5 ngày đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng. Ưu tiên sử dụng cho những trường hợp có triệu chứng hoặc có nguy cơ cao bệnh tiến triển nặng như người trên 65 tuổi, chưa tiêm đủ liều vaccine, có bệnh nền không ổn định…
Chỉ định điều trị kết hợp đồng thời thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu khi người bệnh COVID-19 có bất kỳ một trong các dấu hiệu sớm của suy hô hấp và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận