Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay
Bộ Y tế thông tin, tính từ 17h ngày 10/9 đến 17h ngày 11/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.932 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 11.927 ca ghi nhận trong nước.
Tính từ 17h ngày 10/9 đến 17h ngày 11/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.932 ca nhiễm mới.
Cụ thể, tại TP. HCM (5.629), Bình Dương (3.971), Đồng Nai (960), Long An (337), Kiên Giang (165), Tiền Giang (147), Tây Ninh (137), An Giang (107), Khánh Hòa (46), Cần Thơ (46), Quảng Bình (38), Hà Nội (35), Đồng Tháp (34), Bà Rịa - Vũng Tàu (32), Quảng Ngãi (32), Bình Phước (31), Bình Thuận (31), Bình Định (19), Đà Nẵng (19), Đắk Lắk (18), Phú Yên (17), Sơn La (16), Quảng Nam (14), Sóc Trăng (11), Nghệ An (6), Đắk Nông (5), Ninh Thuận (5), Bạc Liêu (4), Thanh Hóa (3), Hưng Yên (3), Gia Lai (2), Trà Vinh (2), Bắc Ninh (2), Thừa Thiên Huế (1), Hà Tĩnh (1), Bến Tre (1) trong đó có 5.169 ca trong cộng đồng.
Như vậy, trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 1.379 ca. Tại TP.HCM giảm 1.910 ca, Bình Dương tăng 408 ca, Đồng Nai tăng 137 ca, Long An tăng 16 ca, Kiên Giang tăng 79 ca. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 12.867.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 601.349 ca nhiễm, đứng thứ 49/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 157/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.113 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 596.980 ca, trong đó có 360.688 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có 12 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam.
5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Phú Thọ, Kon Tum, Quảng Ninh, Lào Cai. 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (291.871), Bình Dương (153.830), Đồng Nai (33.842), Long An (27.874), Tiền Giang (11.577).
Số bệnh nhân khỏi bệnh trong ngày là 12.541, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 363.462.
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.232 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.948; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.167; Thở máy không xâm lấn: 147;Thở máy xâm lấn: 941 - ECMO: 29.
Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 217 ca tử vong tại TP.HCM (188), Bình Dương (10), Tiền Giang (2), Đồng Nai (4), Kiên Giang (3), Bình Thuận (2), Đà Nẵng (2), Gia Lai (1), Cần Thơ (1), Ninh Thuận (1), Khánh Hòa (1), Nghệ An (1), Vĩnh Long (1).
Bổ sung 56 ca tử vong tại Đồng Nai từ thời gian trước. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 284 ca/ngày Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 15.018 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 220.191 xét nghiệm cho 490.604 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 14.611. mẫu cho 42.465.923 lượt người.
Trong ngày 10/9 có 1.175.698 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm, số cao nhất từ trước đến nay, trong đó Hà Nội tiêm được trên 360 nghìn liều. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 27.108.588 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 22.367.824 liều, tiêm mũi 2 là 4.740.764 liều.
Ngày 11/9, Hà Nội ghi nhận 35 ca nhiễm Covid-19, có 3 ca cộng đồng
Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca mắc Covid-19 mới từ 12h đến 18h ngày 11/9 là 5 ca, tất cả đều tại khu cách ly.
Số ca nhiễm Covid-19 tại Hà Nội trong chiều nay phân bố theo quận/huyện: Thanh Xuân (3); Thanh Trì (1); Hai Bà Trưng (1); Phân bố theo chùm ca bệnh: Chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (5).
Như vậy tính từ 18h ngày 10/9 đến 18h ngày 11/9 Hà Nội ghi nhận 35 ca nhiễm Covid-19, trong đó 3 ca tại cộng đồng, 30 ca tại khu cách ly, 2 ca tại khu phong tỏa.
Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.760 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.591 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.169ca.
Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca mắc mới từ 6h đến 12h ngày11/9 ghi nhận 28 ca trong đó, 23 ca tại khu cách ly, 3 ca tại cộng đồng.
Hà Nội ghi nhận 30 ca dương tính sau 18 tiếng
Số ca nhiễm Covid-19 trưa nay tại Hà Nội phân bố theo quận/huyện: Thanh Xuân (7); Thanh Trì (7);Chương Mỹ (5); Thường Tín (3); Đan Phượng (2); Hai Bà Trưng (2); Hoàng Mai (2)
Trưa 11/9, Hà Nội tiếp tục ghi nhận ca nhiễm Covid-19
Phân bố theo chùm ca bệnh:Chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (23); Về từ Hồ Chí Minh (2); Chùm xét nghiệm sàng lọc khu vực nguy cơ (3).
3 ca bệnh cộng đồng ghi nhận tại huyện Thường Tín, phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc nguy cơ.
Trước đó, bản tin 6h của Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ 18h ngày 10/9 đến 6h sáng 11/9, ghi nhận 2 ca, tất cả đều tại khu cách ly.
Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.755 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.591ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly2.164ca.
Hơn 1.000 ca bệnh nặng đang thở máy và ECMO
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 589.417 ca nhiễm, đứng thứ 49/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 157/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.991 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 585.051 ca, trong đó có 348.147 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Cập nhật tin tức dịch Covid-19 ngày 11/9
Có 10/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng.
Có 7 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh, Lào Cai.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (286.242), Bình Dương (149.859), Đồng Nai (32.882), Long An (27.537), Tiền Giang (11.430).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
Đến nay đã có 350.921 bệnh nhân được điều trị khỏi.
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.970 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 3.775; thở ô xy dòng cao HFNC: 1.124; thở máy không xâm lấn: 112; thở máy xâm lấn: 930; ECMO: 29.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 302 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 14.745 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Về tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19, trong ngày 09/9 có 1.168.812 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 25.926.688 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 21.459.102 liều, tiêm mũi 2 là 4.467.586 liều.
Nghi có 4 F0, huyện "vùng xanh" ở Hà Nội phong tỏa khẩn một thôn
Báo Dân trí dẫn thông tin từ ông Mạc Đình Được - Chủ tịch UBND xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ) cho biết, sau khi ghi nhận 4 trường hợp nghi F0 trên địa bàn, UBND xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã lập tức phong tỏa thôn Tân Mỹ với hơn 1.300 nhân khẩu để phòng, chống dịch Covid-19.
Cụ thể, 4 trường hợp nghi F0 có địa chỉ tại thôn Tân Mỹ (xã Thụy Hương) gồm: chị N.T.H. (SN 1985, làm nghề bán rau củ quả tại chợ Đại Từ, quận Hoàng Mai), anh N.V.Th. (SN 1980) cùng 2 con trai.
Ngày 10/9 vừa qua, các trường hợp trên có biểu hiện ho, sốt đã được Trạm Y tế xã Thụy Hương lấy mẫu test nhanh cho kết quả dương tính. Tối cùng ngày, Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Realtime PCR cho kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.
Cả 4 công dân này chưa được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội và Bộ Y tế công bố nên được tính là trường hợp nghi ngờ.
Theo ông Được, ngay sau khi nắm bắt thông tin nêu trên, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 xã Thụy Hương đã lập tức phong tỏa toàn bộ thôn Tân Mỹ để khoanh vùng, dập dịch.
Chính quyền sở tại đã yêu cầu 46 hộ gia đình liên quan trong thôn ở yên trong nhà đợi lấy mẫu xét nghiệm. Hiện toàn khu vực xã Thụy Hương đã áp dụng biện pháp chống dịch theo nội dung Chỉ thị 16/CT-TTg.
"Thôn Tân Mỹ có hơn 1.300 nhân khẩu với 304 hộ gia đình. Cơ quan y tế sẽ lấy mẫu xét nghiệm đối với toàn bộ người dân xã Thụy Hương để phòng, chống dịch", ông Được thông tin thêm.
Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, từ ngày 29/4 đến sáng ngày 11/9, huyện Chương Mỹ đã ghi nhận 9 trường hợp mắc Covid-19.
Hà Nội có 3.725 ca nhiễm từ 27/4
Sở Y tế Hà Nội tối 10/9 cho biết trong ngày 10/9 Hà Nội ghi nhận 29 ca COVID-19, trong đó có 10 ca tại cộng đồng. Riêng chiều cùng ngày, Hà Nội ghi nhận 11 ca bệnh, 2 ca phát hiện tại cộng đồng chiều nay gồm: Anh N.V.L, 40 tuổi, ở chung cư 57 Vũ Trọng Phụng, phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.
Anh L xuất hiện đau đầu từ ngày 6/9, những ngày sau đó anh bị sốt, đau mỏi người, mất khứu giác. Ngày 9/9, anh test nhanh dương tính và báo cho Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân, được lấy mẫu RT-PCR và có kết quả dương tính.
Trường hợp thứ 2 là bé trai N.V.G.K, 12 tuổi, là con của anh L. Ngày 9/9, bé được lấy mẫu và có kết quả dương tính.
9 ca còn lại được phát hiện chiều nay thuộc chùm F1 của người ho sốt trong cộng đồng, đều đã được cách ly tập trung hoặc sống trong khu vực phong toả.
Trong số này, có 3 ca ở Thanh Trì, gồm: Anh N.Đ.T, 28 tuổi và P.V.D, 47 tuổi đều ở Phan Trọng Tuệ, xã Tam Hiệp; bé trai N.T.L, Nam, 9 tuổi, ở Tả Thanh Oai, Thanh Trì.
Quận Thanh Xuân có thêm 3 ca COVID-19, là 3 người trong cùng gia đình ở chung cư Rivera Park, Vũ Trọng Phụng, phường Thanh Xuân Trung. Họ đều là con, chồng của người phụ nữ vừa phát hiện dương tính trưa cùng ngày.
Quận Tây Hồ, Hai Bà Trưng và Hà Đông mỗi quận ghi nhận 1 ca COVID-19.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4 đến nay) là 3.725 ca, trong đó, số ca mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.588 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.137 ca.
TP.HCM chia 3 giai đoạn phục hồi kinh tế dựa trên thẻ xanh, thẻ vàng
Chiều 10/9, UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị tiếp thu ý kiến đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp, hoàn thiện dự thảo kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế sau 15/9.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cho biết TP phấn đấu đến 15/9 cơ bản kiểm soát dịch bệnh, nới lỏng và phục hồi kinh tế, đưa TP về trạng thái “bình thường mới”.
“Quan điểm nới lỏng phục hồi kinh tế tại TP.HCM dựa trên nguyên tắc an toàn, linh hoạt theo kết quả phòng chống dịch. Tiêu chí đánh giá an toàn dựa vào thẻ xanh, thẻ vàng căn cứ trên kết quả tiêm vaccine”, Chủ tịch UBND TP cho biết.
Về lộ trình mở cửa, phục hồi kinh tế, TP.HCM dự kiến thực hiện theo 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 (dự kiến từ 16/9 đến 31/10), cá nhân, lao động có "thẻ xanh Covid-19" có thể tham gia các hoạt động (trừ karaoke, vũ trường, quán bar, massage; dịch vụ ăn uống tại chỗ, hoạt động tại các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại). Cá nhân, lao động có "thẻ vàng Covid-19" có xét nghiệm âm tính với Covid-19 được tham gia một số lĩnh vực cụ thể.
Trong giai đoạn 2 (dự kiến từ 31/10 đến 15/1/2022), TP sẽ mở rộng các hoạt động được phép cho người có "thẻ xanh Covid-19" gồm: trung tâm thương mại; trung tâm tập luyện thể dục thể thao; hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời; dịch vụ ăn uống có quy mô nhỏ và đảm bảo giãn cách theo quy định (dưới 20 người).
Đến giai đoạn 3 (dự kiến sau 15/1/2022), TP lên kế hoạch mở cửa tất cả các hoạt động của nền kinh tế. Đối với hoạt động karaoke, vũ trường, quán bar, massage, bắt buộc người tham gia phải có "thẻ xanh Covid-19".
Ngoài các lộ trình dự kiến, TP cũng có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gồm: hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ tổ chức sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí và chăm lo đời sống người lao động; hỗ trợ mở rộng thị trường, hỗ trợ về thông tin, đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.
Thêm hơn 156.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 được phân bổ cho 5 tỉnh, thành phố
Ngày 10/9, Bộ Y tế đã có quyết định phân bổ 156.168 lọ (tương đương 1.446 thùng) thuốc Remdesivir 100mg để phục vụ công tác điều trị người bệnh COVID-19 từ kho dự phòng chống dịch của Bộ Y tế.
Đây là lần phân bổ nhiều nhất thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 đến thời điểm này.
Trong đợt phân bổ lần 6 này, Bộ Y tế phân bổ cho 46 đơn vị gồm các Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM, Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long.
Một số Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Phổi TW, Bệnh viện Nhi TW, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TW, Bệnh viện TW Huế, BV Việt Nam- Cu Ba Đồng Hới, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa TW Quảng Nam và Sở Y tế 26 tỉnh, thành phố, trong đó có TP HCM và TP Hà Nội, hệ thống Bệnh viện Vinmec.
Trong đó Sở Y tế TP HCM được phân bổ nhiều nhất với gần 40.000 lọ Remdesivir.
Như vậy đến nay, tính cả 5 đợt phân bổ trước đó, đã có gần 384.000 lọ thuốc Remdesivir được Bộ Y tế phân bổ cho các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 và Sở Y tế một số địa phương.
Số thuốc đã phân bổ này nằm trong số 500.000 lọ thuốc Remdesivir do Tập đoàn Vingroup đã đàm phán mua để tặng Bộ Y tế phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19.
Thông tin "Hà Nội sống chung với Covid-19 kể từ ngày 15/9" là thất thiệt
Tối 10/9, Sở TT&TT Hà Nội cho biết, thông tin về cuộc họp chiều 9/9 về công tác phòng chống dịch đang lan truyền trên mạng xã hội là tin giả.
Cụ thể, theo Sở TT&TT Hà Nội, trên một số hội, nhóm riêng tư thuộc nền tảng mạng xã hội Facebook và Zalo hiện đang lan truyền thông tin được cho là nội dung cuộc họp chiều 9/9, trong đó đưa các nội dung như:
"Bắt đầu thực hiện sống chung với Covid-19 kể từ ngày 15/09/2021, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh được hoạt động khi đảm bảo các điều kiện an toàn phòng chống dịch; Việc mở cửa được thực hiện có lộ trình, tăng dần tỷ lệ: 30% - 50% - 70%...
"Các hoạt động nguy cơ cao sẽ giảm quy mô hoặc không được hoạt động; Chuẩn hóa thông tin tiêm vaccine cho toàn bộ người dân trên Sổ sức khỏe điện tử biến thành giấy thông hành vaccine, bỏ tất cả các giấy phép con như giấy đi đường, di biến động dân cư, xét nghiệm âm tính"
"Chuyển dần sang điều trị covid-19 dịch vụ có thu phí; Lực lượng nhân viên bán lẻ được ưu tiên tiêm vaccine;..."
Nội dung thông tin này là giả mạo
Đây là thông tin giả mạo, sai sự thật, gây hoang mang dư luận. Đối tượng lợi dụng thông tin để đánh lừa người đọc do tình hình diễn biến dịch bệnh hiện nay phức tạp, các Ban chỉ đạo chống dịch đều tổ chức các cuộc họp hàng ngày để đánh giá tình hình và đưa ra các giải pháp phòng chống dịch tại địa phương.
Hiện lực lượng chức năng đang vào cuộc rà quét các tài khoản mạng xã hội đăng thông tin trên để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Sở TT&TT Hà Nội khuyến cáo người dân không đăng tải, bình luận, chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin giả mạo, sai sự thật nói chung, đặc biệt là các thông tin sai sự thật liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố.
Đối với những trường hợp vi phạm, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận