Xã hội

Covid-19 ngày 19/12: Cả nước có 16.110 ca nhiễm, riêng Hà Nội 1.405 ca

Tin tức dịch Covid-19 ngày 19/12 tại Việt Nam: Cả nước ghi nhận 16.110 ca nhiễm mới, 215 ca tử vong. Hà Nội có số ca nhiều nhất là 1.405.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 18/12 đến 16h ngày 19/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.110 ca nhiễm mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 16.093 ca ghi nhận trong nước (tăng 210 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 10.542 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.405), Cà Mau (1.345), TP. Hồ Chí Minh (1.014), Tây Ninh (941), Bến Tre (838), Cần Thơ (793), Đồng Tháp (780), Khánh Hòa (599), Vĩnh Long (593), Bình Phước (559), Bạc Liêu (537), Trà Vinh (493), Bình Định (434), Sóc Trăng (425), Đồng Nai (417), Hải Phòng (417), Thừa Thiên Huế (362), An Giang (344), Kiên Giang (312), Tiền Giang (277), Lâm Đồng (245), Bình Dương (245), Đắk Lắk (239), Bà Rịa - Vũng Tàu (221), Bắc Ninh (219), Thanh Hóa (186), Đà Nẵng (143), Quảng Ninh (139), Quảng Ngãi (137), Bình Thuận (135), Nghệ An (124), Gia Lai (108), Phú Yên (96), Hưng Yên (80), Long An (69), Quảng Nam (69), Hà Giang (67), Nam Định (67), Vĩnh Phúc (67), Hải Dương (59), Lạng Sơn (54), Ninh Thuận (51), Đắk Nông (51), Thái Bình (44), Bắc Giang (41), Quảng Bình (37), Hà Tĩnh (37), Thái Nguyên (31), Phú Thọ (26), Hà Nam (22), Quảng Trị (18), Sơn La (17), Tuyên Quang (16), Yên Bái (14), Lào Cai (11), Hòa Bình (7), Cao Bằng (7), Điện Biên (5), Hậu Giang (3), Lai Châu (1).

img

Chủ tịch UBND TP Hà Nội ban hành chỉ thị hỏa tốc về thay đổi biện pháp phòng chống dịch.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hậu Giang (-337), Bình Thuận (-193), Bình Phước (-156).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (+209), Hà Nội (+161), Bình Định (+155).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.505 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.540.478 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 15.621 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): + Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.534.979 ca, trong đó có 1.105.145 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. + Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu. + Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (494.683), Bình Dương (289.175), Đồng Nai (94.928), Tây Ninh (64.014), Long An (39.663).

Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 10. ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.107.962 ca Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.587 ca, trong đó: - Thở ô xy qua mặt nạ: 5.291 ca - Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.240 ca - Thở máy không xâm lấn: 175 ca - Thở máy xâm lấn: 860 ca - ECMO: 21 ca.

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 18/12 đến 17h30 ngày 19/12 ghi nhận 215 ca tử vong tại: + Tại TP. Hồ Chí Minh (57) trong đó có 5 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Bình Dương (2), Tiền Giang (1), Sóc Trăng (1), Tây Ninh (1). + Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (23), Bình Dương (18), An Giang (16), Tiền Giang (13), Cần Thơ (12), Sóc Trăng (11), Đồng Tháp (11), Tây Ninh (9), Bình Thuận (7), Bình Phước (6), Vĩnh Long (6), Bà Rịa - Vũng Tàu (5), Trà Vinh (5), Hà Nội (3), Bến Tre (3), Khánh Hoà (3), Bạc Liêu (3), Long An (2), Quảng Ngãi (1), Hậu Giang (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 247 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 29.566 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 150.023 mẫu xét nghiệm cho 196.538 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 28.863.393 mẫu cho 72.701.838 lượt người.

Trong ngày 18/12 có 1.199.726 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 138.772.562 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 75.697.403 liều, tiêm mũi 2 là 61.890.281 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 1.184.878 liều.

Nhiều địa bàn ở Hà Nội thành vùng "cam", dừng bán hàng tại chỗ

Toàn bộ quận Hai Bà Trưng và nhiều phường ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã thành "vùng cam", các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được yêu cầu dừng bán hàng tại chỗ.

Sau khi được xác định ở cấp độ 3 (màu cam) - nguy cơ cao về dịch COVID-19, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) có văn bản yêu cầu nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ bán hàng mang về; dừng các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời. Thời điểm áp dụng từ 12h ngày 19/12.

Theo đó, từ 12h trưa nay (19/12), quận Hai Bà Trưng yêu cầu hạn chế tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người; khuyến khích họp trực tuyến. Các đơn vị căn cứ số lượng công việc và mức độ lây lan dịch bệnh để tổ chức phương án làm việc phù hợp, khuyến khích các đơn vị tổ chức cho cán bộ, công chức, người lao động làm việc luân phiên (trừ các lực lượng vũ trang, y tế và các lực lượng khác theo quy định) nhưng không để đình trệ công việc...

Đối với sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế - xã hội thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cấp uỷ, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm COVID-19 như phòng họp phải thông thoáng và khử khuẩn trước khi tổ chức, hạn chế dùng điều hoà trung tâm, đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, ngồi giãn cách…

Cho học sinh lớp 12 các trường THPT, TT GDNN - GDTX tạm dừng đến trường, chuyển sang phương án dạy - học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới. "Nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ bán hàng mang về. Dừng các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời", văn bản nêu.

Còn lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cũng cho biết chính quyền sở tại vừa có thông báo về việc điều chỉnh các biện pháp hành chính tương ứng cấp độ 3 để phòng, chống dịch trên địa bàn.

Trước đó, UBND quận tổ chức đánh giá phân loại cấp độ dịch trong vòng 14 ngày (3-12 đến 17-12) và xác định quận Hoàn Kiếm có 5 phường (Cửa Đông, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Gai) có dịch ở cấp độ 3. UBND quận Hoàn Kiếm yêu cầu 5 phường trên tạm dừng các hoạt động, dịch vụ không thiết yếu, hạn chế hoạt động sự kiện tập trung đông người. Đặc biệt, các nhà hàng, dịch vụ ăn uống trên địa bàn phường chỉ được phép bán hàng mang về.

Trước đó, chiều 18/12, UBND TP Hà Nội ban hành hỏa tốc Chỉ thị số 25 về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Lễ cuối năm 2021, đầu năm 2022.

Chỉ thị yêu cầu đánh giá cấp độ dịch tại địa phương trên quy mô xã, phường, thị trấn và nhỏ nhất để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các biện pháp hành chính phù hợp, bao gồm hạn chế/dừng hoạt động các dịch vụ không thiết yếu trên địa bàn.

Hà Nội cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các địa bàn, nhất là khu vực có nguy cơ cao như: bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe…

Các quận, huyện, thị xã căn cứ cấp độ dịch trên địa bàn để ban hành văn bản chỉ đạo hạn chế tối đa các hoạt động tập trung đông người bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, nhất là trong dịp cuối năm, lễ Tết, tổ chức Lễ Giáng sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh lây nhiễm dịch COVID-19.

Việc tiêm vaccine phải thực hiện “thần tốc”, theo kế hoạch để phấn đấu hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên, chậm nhất hoàn thành trước 31/12/2021; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12 đến 18 tuổi trước 31/01/2022; hoàn thành tiêm mũi bổ sung cho người từ 18 tuổi trở lên trước ngày 31/01/2022.

Công tác rà soát, bổ sung, nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, công tác điều trị F0 tại nhà cần được các cơ sở y tế chủ động về kịch bản, xây dựng phương án ở mức cao hơn để sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch.

UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông triển khai phần mềm quản lý điều trị F0, cách ly F1 tại nhà và tại các cơ sở thu dung, điều trị và các cơ sở cách ly tập trung của Thành phố.

Công an TP Hà Nội được giao nhiệm vụ kiểm soát người ra vào cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố. Đồng thời phối hợp với lực lượng tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài tăng cường giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, đặc biệt đến/đi về từ quốc gia, khu vực đã ghi nhận và lây lan biến chủng mới virus SARS-CoV-2 Omicron như khu vực châu Phi.

Cả nước còn 7.895 ca bệnh nặng đang điều trị

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.518.886 ca, trong đó có 1.094.346 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 29.351 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm, xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ.

img

Liên tục cập nhật thông tin diễn biến dịch Covid-19 trong ngày 19/12.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.524.368 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 15.458 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.518.886 ca, trong đó có 1.094.346 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.294 ca/ngày.

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.645 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.097.163 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.895 ca.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 249 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 29.351 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 213.489 mẫu xét nghiệm cho 446.252 lượt người.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 28.713.370 mẫu cho 72.505.300 lượt người.

Trong ngày 17/12 có 955.033 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 137.574.609 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 75.631.255 liều, tiêm mũi 2 là 60..084 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 1.144.270 liều.

Đà Nẵng: Nếu có F0 là người chưa tiêm vaccine, lãnh đạo phải chịu trách nhiệm

Từ sau ngày 5/1/2022, nếu có trường hợp mắc COVID-19 là người chưa tiêm vaccine thì lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm trước UBND TP Đà Nẵng.

img

Đà Nẵng yêu cầu các quận, huyện rà soát tất cả trường hợp chưa tiêm vaccine, đặc biệt những người lớn tuổi, có bệnh nền.

Đó là khẳng định của bà Ngô Thị Kim Yến, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 chiều tối 18/12.

Bà Ngô Thị Kim Yến cho biết, hiện nay số ca mắc COVID-19 mới trên địa bàn thành phố có dấu hiệu giảm dần. Tuy nhiên, số ca bệnh nặng lại tăng lên, trong đó chủ yếu tập trung ở bệnh nhân lớn tuổi, người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các quận, huyện rà soát tất cả trường hợp chưa tiêm vaccine, đặc biệt những người lớn tuổi, có bệnh nền. Bà Yến yêu cầu các địa phương phối hợp ngành y tế tổ chức tiêm dứt điểm trước ngày 5/1/2022 và tập trung rà soát, hạn chế tối đa sót trường hợp chưa tiêm.

“Sau ngày 5/1/2022, nếu có bất cứ trường hợp dương tính nào là người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 với lý do chưa được tổ chức tiêm (trừ những trường hợp có chống chỉ định tiêm chủng) thì lãnh đạo địa phương đó chịu trách nhiệm trước lãnh đạo UBND thành phố và Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19”, bà Yến nói.

Bà Yến cũng chỉ đạo Sở Y tế sớm tham mưu UBND thành phố, Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 kế hoạch tiêm mũi 3 vaccine ngừa COVID-19 cho người dân từ 18 tuổi trở lên, trong đó ưu tiên cho người lớn tuổi, có bệnh nền.

Cũng tại cuộc họp, ông Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo Đà Nẵng cho biết, hiện thành phố dạy học trực tiếp cho học sinh lớp 8, 9 đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Riêng học sinh khối 7, đã tổ chức tiêm vaccine đạt 91,5%, còn 8,5% chưa được tiêm do chưa đủ 12 tuổi (tương ứng với 1.590 học sinh).

Do đó, ông Linh đề nghị UBND thành phố, Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 xem xét tổ chức tiêm cho những học sinh lớp 7 còn lại để các em có thể đến trường học trực tiếp trong thời gian tới.

Vấn đề này, bà Ngô Thị Kim Yến yêu cầu ngành y tế chủ động theo dõi, nếu Bộ Y tế cho phép tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5-12 tuổi thì ưu tiên tiêm trước cho học sinh lớp 7 chưa đủ 12 tuổi để các em sớm đến trường học trực tiếp.

Trong ngày 18/12, thành phố ghi nhận 193 ca COVID-19, gồm 7 ca cách ly tập trung, 102 ca cách ly tại nhà, 24 ca trong khu phong tỏa và 57 ca chưa cách ly. Tính từ ngày 16/10 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 4.229 ca COVID-19, trong đó 169 ca ngoại tỉnh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.