Bộ Y tế thông tin, tính từ 17h ngày 26/10 đến 17h ngày 27/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.411 ca nhiễm mới, trong đó 7 ca nhập cảnh và 4.404 ca ghi nhận trong nước (tăng 812 ca so với ngày trước đó) tại 47 tỉnh, thành phố (có 2.052 ca trong cộng đồng).
Dỡ phong toả một số khu vực đã đảm bảo an toàn.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.140), Bình Dương (521), Đồng Nai (499), Đắk Lắk (254), Bạc Liêu (242), An Giang (221), Tây Ninh (202), Kiên Giang (150), Tiền Giang (127), Sóc Trăng (98), Cần Thơ (98), Bình Thuận (97), Quảng Nam (92), Trà Vinh (82), Long An (81), Đồng Tháp (49), Thanh Hóa (45), Khánh Hòa (44), Hậu Giang (42), Gia Lai (32), Nam Định (28), Hà Nội (26), Quảng Ngãi (21), Nghệ An (19), Bình Phước (19), Hà Giang (19), Phú Thọ (18), Vĩnh Long (18), Bà Rịa - Vũng Tàu (17), Bắc Giang (14), Bến Tre (14), Ninh Thuận (14), Thừa Thiên Huế (14), Hà Nam (12), Quảng Trị (6), Đắk Nông (6), Kon Tum (6), Bắc Ninh (4), Đà Nẵng (3), Bình Định (3), Hà Tĩnh (1), Ninh Bình (1), Thái Bình (1), Hải Phòng (1), Quảng Ninh (1), Lào Cai (1), Phú Yên (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: An Giang (-69), Nghệ An (-40), Cà Mau (-32).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (+357), Bạc Liêu (+136), Sóc Trăng (+98).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 3.800 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 900.585 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 152/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.144 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 895.793 ca, trong đó có 809.497 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 2.024; Tổng số ca được điều trị khỏi: 812.314. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.718 ca.
Số bệnh nhân tử vong:
Trong ngày ghi nhận 54 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (32), Bình Dương (8 ), Long An (4), Bạc Liêu (3), Đồng Nai (2), Tây Ninh (1), Thanh Hóa (1), Kiên Giang (1), An Giang (1), Sóc Trăng (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 63 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 21.856 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 69.923 xét nghiệm cho 117.781 lượt người.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 21.784.008 mẫu cho 59.584.770 lượt người.
Trong ngày 27/10 có 1.017.279 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 75.970.872 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 53.738.466 liều, tiêm mũi 2 là 22.232.406 liều.
Phê bình một xã ở Thanh Hóa buông lỏng chống dịch Covid-19
Ngày 27/10 Ban Thường vụ Huyện ủy Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã ban hành công văn số 337-CV/HU về việc phê bình tập thể, cá nhân do lơ là, thực hiện không nghiêm các biện pháp trong công tác phòng, chống dịch, bệnh COVID-19 trên địa bàn xã Xuân Sinh.
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã ghi nhận gần 1.000 ca lây nhiễm COVID-19
Qua công tác kiểm tra cho thấy, vào ngày 24/10, tại xã Xuân Sinh xảy ra tình trạng lơ là trong công tác quản lý, giám sát người trở về địa phương từ các vùng có dịch như: Không bố trí lực lượng trực tại Trạm Y tế xã để hướng dẫn khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.
Việc lấy mẫu xét nghiệm không đúng quy trình, còn để công dân đang cách ly tại nhà đến Trạm Y tế lấy mẫu xét nghiệm. Không kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo quy định phòng, chống dịch trước khi ban hành quyết định cho công dân cách ly tại nhà… dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng là rất cao.
Cùng với việc ban hành công văn phê bình tập thể, cá nhân Đảng ủy, UBND xã, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 xã Xuân Sinh, Ban Thường vụ Huyện ủy cũng yêu cầu các đơn vị trên địa bàn huyện nghiêm túc rút kinh nghiệm từ vụ việc xảy ra tại xã Xuân Sinh, để tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Trước đó, ngày 21/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có công văn số 419-CV/TU về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa, trong những ngày qua số lượng người dân từ các tỉnh, thành phố có dịch qua lại và trở về địa phương tăng mạnh, trong khi đó công tác phòng, chống dịch ở một số ngành, địa phương đã bộc lộ những hạn chế, thiếu sót.
Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót, tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các địa phương tiếp tục tập trung cao cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và quán triệt thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Được biết, ngày 27/10/2021, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ghi nhận 45 bệnh nhân mắc COVID-19 mới. Trong đó có 14 bệnh nhân lây nhiễm trong tỉnh, những bệnh nhân còn lại là công dân Thanh Hóa trở về từ các tỉnh thành phố phía Nam
Được biết, tính từ ngày 27/4 đến đến nay, Thanh Hoá ghi nhận 982 ca mắc COVID-19 cộng dồn. Trong đó, 544 người điều trị khỏi ra viện và có 6 ca tử vong.
Xuất hiện 3 F0 cộng đồng, Hà Nội phong toả hơn 1.700 hộ dân ở huyện Mê Linh
Liên quan đến 3 ca F0 tại xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, Hà Nội, cơ quan chức năng đang khẩn tìm người đến 1 đám cưới và 1 đám tang trên địa bàn.
Ngày 27/10, Trưởng phòng Y tế huyện Mê Linh Nguyễn Thành Khang xác nhận và cho biết, trên địa bàn thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng vừa ghi nhận 3 trường hợp có kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh trước đó.
Cụ thể, các bệnh nhân là ông N.C.L. (SN 1959); anh N.D.C. (SN 1991, con ông L) và ông N.T.T. (SN 1963).
Trưởng phòng Y tế huyện Mê Linh cho hay, quá trình điều tra dịch tễ, truy vết, xác định các ca F0 này có lịch trình di chuyển phức tạp, tiếp xúc nhiều người.
Trước đó, từ ngày 21 đến 23/10, cả 3 trường hợp này có tiếp xúc với ông N.V.C. (quê tỉnh Hà Giang), về xóm Lường, thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng dự đám hiếu.
Ngay sau khi nhận được thông tin ông C. có kết quả test nhanh dương tính Covid-19 tại Hà Giang. Cơ quan chức năng cũng khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm của 3 trường hợp trên đồng thời bước đầu truy vết.
Đến khi kết quả xét nghiệm xác định 3 người này đều có kết quả dương tính SARS-CoV-2, UBND xã Tiến Thắng đã khẩn trương tổ chức khoanh vùng, thành lập 8 chốt kiểm soát y tế, cách ly tạm thời 1.712 hộ dân với 8.262 nhân khẩu tại thôn Bạch Trữ.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh về lịch trình của các F0 để người dân đã tiếp xúc khai báo y tế, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân...
Đến nay, quá trình truy vết xác định 49 trường hợp F1, ngoài ra, lực lượng chức năng tổ chức lấy 1.024 mẫu xét nghiệm PCR và 49 mẫu xét nghiệm test nhanh.
Liên quan đến các bệnh nhân trên, ngày 27/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông báo tìm người đến đám tang cụ Nguyễn Thị Si tại địa chỉ thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh và đám cưới gia đình ông Nguyễn Thế Trị tại thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh vào ngày 23 và 24/10.
Theo CDC Hà Nội, những người đến các địa điểm nêu trên tự cách ly, hạn chế tiếp xúc và liên hệ ngay với Trạm Y tế, Trung tâm Y tế trên địa bàn hoặc Trạm Y tế xã Tiến Thắng (0387753446), Trung tâm Y tế huyện Mê Linh 0973882988/02438181971, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội 0969082115/0949396115 để được tư vấn và hướng dẫn.
Từ tháng 11/2021, tiêm vắc xin cho trẻ toàn quốc
Ngày 26/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị liên quan về công tác tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em.
"Từ tháng 11/2021, chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em sẽ được tổ chức trên toàn quốc với loại vắc-xin Comirnaty do Pfizer-BioNTech của Mỹ sản xuất. Đây là vắc-xin bảo đảm an toàn cho trẻ em" - Bộ Y tế thông tin.
Tiêm vắc-xin Covid-19 cho học sinh cả nước bằng vắc-xin Comirnaty do Pfizer-BioNTech (Mỹ) sản xuất.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị liên quan của bộ và các địa phương chuẩn bị triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em theo độ tuổi đã hướng dẫn trong Văn bản 8688 ngày 14/10 của Bộ Y tế.
Việc tiêm vắc-xin Covid-19 sẽ được thực hiện trước với trẻ em ở độ tuổi từ 16-17, sau đó sẽ hạ thấp dần độ tuổi. Chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em được triển khai tương tự như chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 trong thời gian qua, với các điểm tiêm tại trạm y tế xã - phường, các trường học, các trung tâm y tế và các bệnh viện (đối với một số trẻ có bệnh nền, béo phì).
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định yêu cầu hàng đầu trong tổ chức tiêm chủng cho trẻ em là bảo đảm an toàn. Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương tăng cường theo dõi phản ứng sau tiêm để kịp thời hỗ trợ xử lý theo đúng quy định của Bộ Y tế.
"Việc tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em sẽ được tiến hành trước tại các địa phương đã trải qua đợt giãn cách xã hội, có tỉ lệ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao; các địa phương có mật độ dân số đông, nguy cơ lây nhiễm cao. Bộ Y tế giao Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương tổ chức tập huấn chuyên môn cho tất cả tỉnh, thành phố về tiêm chủng cho trẻ em trong ngày 29/10, đồng thời cũng giao cho các đơn vị hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng" - ông Long nói.
Cũng theo Bộ Y tế, các địa phương cần thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và chỉ định tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thực hiện theo dõi, chăm sóc sau tiêm, hướng dẫn theo dõi sức khỏe sau tiêm theo các quy định của Bộ Y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết đối với trẻ em ở độ tuổi nhỏ hơn, Bộ Y tế đã lên kế hoạch triển khai tiêm chủng trong năm 2022 trên cơ sở khoa học và cập nhật các loại vắc-xin cho trẻ em.
Ngày 26/10, cả nước có 3.595 ca mắc mới, TP.HCM chỉ còn 783 ca
Tính từ 17h ngày 25/10 đến 17h ngày 26/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.595 ca nhiễm mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 3.592 ca ghi nhận trong nước (giảm 28 ca so với ngày trước đó) tại 49 tỉnh, thành phố (có 1.431 ca trong cộng đồng).
Trong ngày 25/10 có 920.398 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.
Cụ thể, TP.HCM (783), Bình Dương (528), Đồng Nai (481), An Giang (290), Đắk Lắk (162), Tiền Giang (121), Tây Ninh (120), Kiên Giang (118), Trà Vinh (108), Bạc Liêu (106), Long An (66), Nghệ An (59), Cần Thơ (57), Thanh Hóa (50), Gia Lai (46), Khánh Hòa (45), Bình Thuận (40), Bà Rịa - Vũng Tàu (33), Phú Thọ (33), Cà Mau (32), Quảng Nam (28), Hà Giang (28), Hậu Giang (27), Nam Định (26), Bình Định (23), Bình Phước (23), Bến Tre (19), Vĩnh Long (18), Hà Nội (18), Đồng Tháp (17), Thừa Thiên Huế (12), Ninh Thuận (11), Hà Nam (11), Hưng Yên (8 ), Quảng Ngãi (8 ), Đắk Nông (7), Lâm Đồng (6), Sơn La (4), Quảng Bình (3), Đà Nẵng (2), Phú Yên (2), Vĩnh Phúc (2), Kon Tum (2), Bắc Giang (2), Lai Châu (2), Tuyên Quang (2), Bắc Ninh (1), Lạng Sơn (1), Hải Dương (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP.HCM (-186), Sóc Trăng (-87), Bạc Liêu (-50).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+129), An Giang (+58), Trà Vinh (+48).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 3.690 ca/ngày.
2.722 bệnh nhân nặng đang điều trị
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 896.174 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 152/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.099 ca nhiễm)
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 891.389 ca, trong đó có 807.473 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 2.989; Tổng số ca được điều trị khỏi: 810.290
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.722 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 1.840; Thở ô xy dòng cao HFNC: 446; Thở máy không xâm lấn: 90; Thở máy xâm lấn: 329; ECMO: 17
Số bệnh nhân tử vong:Trong ngày ghi nhận 64 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (27), Bình Dương (14), Đồng Nai (4), Tiền Giang (3), Long An (3), Bạc Liêu (3), Tây Ninh (3), An Giang (3), Ninh Thuận (1), Cần Thơ (1), Cà Mau (1), Nghệ An (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 65 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 21.802 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.
So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 21.714.085 mẫu cho 59.313.892 lượt người.
Trong ngày 25/10 có 920.398 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 74.950.393 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 53.125.886 liều, tiêm mũi 2 là 21.824.507 liều.
Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin về tiêm vắc xin cho trẻ 12-17 tuổi
Tại cuộc họp trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 với 19 tỉnh, thành phía Nam do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì chiều 26/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: “Vắc xin tiêm cho trẻ em tại Việt Nam là vắc xin Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt.
Vắc xin tiêm cho trẻ em tại Việt Nam là vắc xin Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt. Ảnh: VnExpress
Tổ chức chiến dịch tiêm tương tự như đã làm trong thời gian qua. Cụ thể, tiêm lưu động, tiêm tại trạm y tế xã, tiêm tại trường”.
Bộ trưởng cho biết ngày mai TP.HCM sẽ thí điểm tiêm vắc xin cho trẻ em tại huyện Củ Chi và quận 1. Theo đó sẽ tiêm cho trẻ 16-17 tuổi trước để đánh giá rút kinh nghiệm và phổ biến cho các tỉnh, sau đó hạ dần độ tuổi.
Bộ trưởng thông tin, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn tiêm cho trẻ em, tuy nhiên ngành Y tế sẽ căn cứ vào số lượng vắc xin về để tiêm cho trẻ em. Ưu tiên cho các cháu phải nghỉ học dài ngày ở những nơi đã giãn cách bắt buộc thời gian vừa qua.
“Vắc xin tiêm cho trẻ em tại Việt Nam là vắc xin Pfizer đã được Bộ Y tế. Tổ chức chiến dịch tiêm tương tự như đã làm trong thời gian qua. Cụ thể, tiêm lưu động, tiêm tại trạm y tế xã, tiêm tại trường”, Bộ trưởng nói.
Tư lệnh ngành cho biết thêm, sau lứa tuổi 16 sẽ tiêm cho trẻ 15 tuổi. Bộ Y tế sẽ tập huấn cho nhân viên y tế trong những ngày tới. Bộ Y tế lưu ý tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học. Việc tổ chức tiêm thực hiện theo quy định.
Cụ thể: Cha mẹ, người giám hộ ký phiếu đồng ý tiêm (nếu đồng ý tiêm cho trẻ) theo mẫu; Thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và chỉ định loại vắc xin sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất; Hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm theo các hướng dẫn của Bộ Y tế; Các đơn vị cần tuyên truyền, vận động để người dân đưa trẻ 12-17 tuổi đủ điều kiện tiêm tích cực tham gia tiêm kịp thời và đầy đủ.
Bộ Trưởng Y tế cho biết sau lứa tuổi 16 sẽ tiêm cho trẻ 15 tuổi.
TP.HCM gỡ 51 chốt kiểm soát cuối cùng từ 18h ngày 26/10
Chiều 26/10, Văn phòng UBND TP.HCM truyền đạt kết luận chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu về việc chấp thuận đề xuất tạm ngưng triển khai các chốt, trạm kiểm soát dịch trên địa bàn từ 18h ngày 26/10.
Công an TP.HCM được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục tuần tra lưu động; chỉ đạo các tổ tuần tra xử lý nghiêm trường hợp vi phạm phòng chống dịch tại bến xe, ga tàu, tuyến đường vận chuyển hàng hóa, hành khách liên tỉnh; xử phạt người vi phạm nồng độ cồn...
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp với Công an TP.HCM tổ chức kiểm tra các tiêu chí, quy định về hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách đối với đơn vị vận tải.
Sở Y tế có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng tổ chức kiểm soát, phòng chống dịch theo quy định tại các khu vực bến xe, ga tàu, sân bay... các tuyến đường vận chuyển hàng hóa, hành khách liên tỉnh.
Hôm 30/9, TP.HCM công bố nới lỏng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 18. Thành phố giải tỏa toàn bộ chốt nội đô, bỏ giấy đi đường, chỉ duy trì 12 chốt ở cửa ngõ chính và 39 chốt phụ giáp ranh các tỉnh để kiểm soát người ra vào địa bàn. Thời điểm này, người dân lưu thông qua cửa ngõ phải xuất trình kết quả âm tính nCoV còn hiệu lực và khai báo trên ứng dụng VNEID.
Hôm 16/10, Bộ Giao thông Vận tải ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Hướng dẫn nêu rõ chỉ yêu cầu chứng nhận xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 với hành khách đi xe từ địa bàn có dịch cấp độ 4.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận