Xã hội

Covid-19 ngày 3/2: Cả nước có 8.601 ca nhiễm, Hà Nội chiếm 2.738 ca

03/02/2022, 18:10

Tình hình dịch Covid-19 hôm nay ngày 3/2 mới nhất, cả nước ghi nhận 8.601 ca nhiễm mới tại 57 tỉnh, thành phố. Hà Nội chiếm 2.738 ca.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 2/2 đến 16h ngày 3/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.601 ca nhiễm mới, trong đó 26 ca nhập cảnh và 8.575 ca ghi nhận trong nước (giảm 145 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 5.002 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.738), Thanh Hóa (463), Quảng Nam (356), Hải Dương (326), Phú Thọ (275), Vĩnh Phúc (257), Đắk Lắk (254), Bình Định (230), Hòa Bình (212), Lâm Đồng (208), Thái Bình (202), Hưng Yên (184), Nghệ An (179), Nam Định (160), Hải Phòng (154), Bắc Ninh (144), Bình Phước (137), Hà Nam (137), Bắc Giang (136), TP. Hồ Chí Minh (129), Lạng Sơn (114), Lào Cai (103), Yên Bái (102), Thừa Thiên Huế (99), Quảng Ninh (90), Thái Nguyên (86), Quảng Bình (79), Hà Giang (78), Cà Mau (70), Khánh Hòa (69), Bến Tre (62), Sơn La (62), Tây Ninh (57), Quảng Ngãi (56), Điện Biên (55), Ninh Bình (51), Tuyên Quang (50), Gia Lai (45), Quảng Trị (39), Bình Thuận (27), Cao Bằng (27), Kon Tum (25), Trà Vinh (25), Vĩnh Long (25), Hậu Giang (24), Kiên Giang (23), Phú Yên (23), Bạc Liêu (23), Bà Rịa - Vũng Tàu (20), Đắk Nông (18), Bình Dương (17), Long An (15), Đồng Tháp (12), Lai Châu (8 ), Cần Thơ (7), Đồng Nai (6), Tiền Giang (2).

img

Hà Nội vẫn có số ca nhiễm cao nhất cả nước với 2.738 ca

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đà Nẵng (-778), Gia Lai (-155), Hải Phòng (-129).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Quảng Nam ( 254), Quảng Nam ( 135), Lâm Đồng ( 115).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 12.085 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 192 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.304.095 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 23.345 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.297.016 ca, trong đó có 2.091.130 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (514.324), Bình Dương (292.944), Hà Nội (139.677), Đồng Nai (99.917), Tây Ninh (88.405).

(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)

Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 25.094 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.093.947 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.889 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 1.977 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 408 ca; Thở máy không xâm lấn: 94 ca; Thở máy xâm lấn: 396 ca; ECMO: 14 ca.

Số bệnh nhân tử vong: Trong 03 ngày từ 17h30 ngày 31/1 đến 17h30 ngày 3/1 ghi nhận 286 ca tử vong tại: Hà Nội (55), Vĩnh Long (21), Bà Rịa - Vũng Tàu (18), Bắc Ninh (14), Bến Tre (14), Đồng Nai (13), Bình Định (12), TP Hồ Chí Minh (10), Bình Dương (9), Bình Phước (9), Khánh Hòa (9), Kiên Giang (7), Thừa Thiên Huế (7), Đồng Tháp (6), An Giang (5), Hậu Giang (5), Bạc Liêu (4), Bình Thuận (4), Cần Thơ (4), Hải Phòng (4), Lâm Đồng (4), Nghệ An (4), Ninh Bình (4), Quảng Ngãi (4), Sóc Trăng (4), Tây Ninh (4), Tiền Giang (4), Cà Mau (3), Đà Nẵng (3), Gia Lai (3), Cao Bằng (2), Hải Dương (2), Hòa Bình (2), Lạng Sơn (2), Phú Yên (2), Thanh Hóa (2), Bắc Kạn (1), Đắk Nông (1), Hà Giang (1), Quảng Bình (1), Quảng Nam (1), Thái Nguyên (1), Yên Bái (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 110 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.063 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.249.254 mẫu tương đương 77.263.741 lượt người, tăng 10.342 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 2/2 có 77.258 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 181.659.091 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.080.702 liều, tiêm mũi 2 là 74.187.590 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 28.390. liều.

img

Tin tức Covid-19 liên tục được cập nhật trên Báo Giao thông ngày 3/2/2022.

Chuẩn bị tiêm vaccine phòng cho trẻ từ 5-11 tuổi

Bộ Y tế cho biết đang tích cực chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi và sẽ triển khai theo khuyến cáo về mặt khoa học bảo đảm an toàn, hiệu quả, thận trọng từng bước và đặt an toàn lên hàng đầu...

Trả lời báo chí dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần về vấn đề tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em 5 đến dưới 12 tuổi, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã rất thận trọng, đánh giá một cách toàn diện, khoa học và khách quan.

Bộ Y tế trao đổi chặt chẽ và thường xuyên tham khảo ý kiến với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với các nhà khoa học và tham khảo kinh nghiệm triển khai của các nước trên thế giới. Cho đến nay WHO đã chính thức cấp phép cho vaccine phòng COVID-19 của Pfizer được tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

"Chúng tôi cũng tham khảo kinh nghiệm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hiện nay có hơn 37 quốc gia đã có kế hoạch và đã triển khai, có quốc gia tiêm cho toàn bộ trẻ, có quốc gia tiêm cho những trẻ nguy cơ cao", Bộ trưởng nói.

Đồng thời Bộ cũng theo sát thông tin vaccine nào được tiêm cho trẻ trong độ tuổi này, những phản ứng nào có thể xảy ra...

Bộ Y tế cũng đã báo cáo với các cấp có thẩm quyền, với Chính phủ để mua vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Bộ Y tế đang đàm phán với các hãng để có thể cung ứng vaccine này.

"Khi có vaccine này, chúng ta sẽ triển khai tiêm từng bước thận trọng chắc chắn, đảm bảo vấn đề an toàn tiêm chủng được đặt lên hàng đầu, trước hết và trên hết"- Bộ trưởng nói.

Cũng theo Bộ trưởng, việc tiêm vaccine vẫn thực hiện theo chương trình cũ. Việc tiêm vaccine không phải là bắt buộc nhưng ngành y tế khuyến khích với tất cả người dân. Đa phần các trường hợp tử vong thời gian qua- khoảng 80% là do không tiêm vaccine, không tiêm đủ mũi. Đây là điều rất đáng tiếc, phần lớn tử vong ở lứa tuổi cao, có bệnh nền.

Vì thế, hiện nay, để bảo vệ nhóm đối tượng này, các địa phương đang thực hiện chiến lược "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để tiêm vaccine cho người dân, nhất là người cao tuổi, có bệnh nền.

Trước đó, Bộ Y tế đã đề xuất Chính phủ cho phép mua 21,9 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioTech để có thể triển khai tiêm và chấp nhận có thể dư thừa vaccine.

Tại hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2022, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế khẩn trương nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi, quyết tâm mở cửa trường học an toàn trong thời gian sớm nhất...

Cả nước có 8.744 ca nhiễm, Hà Nội vẫn ở top đầu

Tính từ 16h ngày 1/2 đến 16h ngày 2/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.744 ca nhiễm mới, trong đó 22 ca nhập cảnh và 8.722 ca ghi nhận trong nước (giảm 2.289 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 5.057 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.716), Đà Nẵng (778), Thanh Hóa (353), Hải Phòng (283), Hải Dương (233), Quảng Nam (221), Phú Thọ (216), Bắc Ninh (212), Bình Định (203), Gia Lai (200), Nam Định (197), Vĩnh Phúc (170), Lạng Sơn (165), TP. Hồ Chí Minh (148), Hà Nam (147), Hưng Yên (145), Ninh Bình (144), Hòa Bình (130), Nghệ An (120), Thái Bình (113), Bến Tre (113), Kon Tum (107), Bắc Giang (103), Quảng Ninh (100), Thái Nguyên (100), Bình Phước (94), Lâm Đồng (93), Thừa Thiên Huế (86), Quảng Bình (84), Bắc Kạn (78), Quảng Trị (68), Hà Giang (67), Tây Ninh (64), Phú Yên (50), Bạc Liêu (49), Vĩnh Long (46), Sơn La (44), Cà Mau (43), Yên Bái (42), Tuyên Quang (40), Điện Biên (34), Quảng Ngãi (32), Hậu Giang (32), Lào Cai (31), Hà Tĩnh (29), Đắk Nông (26), Trà Vinh (26), Khánh Hòa (25), Cao Bằng (23), Bình Dương (19), Kiên Giang (17), Đồng Tháp (16), Lai Châu (13), Bình Thuận (8 ), Long An (8 ), Cần Thơ (8 ), Bà Rịa - Vũng Tàu (5), An Giang (4), Đồng Nai (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Quảng Nam (-254), Bình Định (-241), Hải Phòng (-213).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (+200), Lạng Sơn (+165), Kon Tum (+107).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 13.099 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 186 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.295.494 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 23.258 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.288.441 ca, trong đó có 2.066.036 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (514.195), Bình Dương (292.927), Hà Nội (136.939), Đồng Nai (99.911), Tây Ninh (88.348).

Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 6.795 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.068.853 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.735 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 1.913 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 374 ca; Thở máy không xâm lấn: 72 ca; Thở máy xâm lấn: 362 ca; ECMO: 14 ca. (Riêng thông tin về số ca tử vong sẽ được cập nhật trở lại vào ngày 03/02/2022).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.238.912 mẫu tương đương 77.252.039 lượt người, tăng 16.048 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 1/2 có 11.855 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 181.581.833 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.078.859 liều, tiêm mũi 2 là 74.182.311 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 28.320.663 liều.

img

Mỹ có thể tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi trong tháng này hoặc đầu tháng tới.

Pfizer xin cấp phép khẩn cấp vaccine cho trẻ 5 tuổi

Hôm 1/2, các nhà sản xuất vaccine Pfizer và BioNTech yêu cầu FDA cấp phép sử dụng vaccine COVID-19 khẩn cấp cho trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi tại Mỹ.

Các công ty dược phẩm yêu cầu FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp cho phác đồ tiêm hai liều vaccine với trẻ dưới 5 tuổi. Theo Pfizer và BioNTech, yêu cầu này "nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết về sức khỏe cộng đồng" trong bối cảnh số trẻ em dưới 5 tuổi nhập viện do COVID-19 tăng.

“Mục tiêu chung của chúng tôi và FDA là chuẩn bị cho các biến thể COVID-19 trong tương lai, đồng thời cung cấp cho các bậc phụ huynh biện pháp giúp bảo vệ con em khỏi loại virus gây bệnh này", chủ tịch kiêm giám đốc điều hành công ty dược phẩm Pfizer, ông Albert Bourla, nói.

Liều lượng vaccine COVID-19 của Pfizer và BioNTech dành cho từng nhóm tuổi là khác nhau. Thiếu niên từ 12 tuổi trở lên sử dụng 30 microgam/liều, trong khi trẻ 5-11 tuổi được tiêm 10 microgam/liều. Liều lượng dự kiến dành cho trẻ dưới 5 tuổi là 3 microgam.

Trong khi chờ quyết định của FDA, các công ty dược phẩm có kế hoạch tiếp tục thử nghiệm phác đồ ba liều vaccine cho trẻ. "Chúng tôi tin rằng sẽ cần ba liều vaccine cho trẻ em để đạt được mức độ bảo vệ cao nhằm chống lại các biến thể hiện tại và tiềm năng trong tương lai", ông Albert Bourla cho biết thêm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.