Bộ Y tế thông tin, tính từ 6h đến 19h ngày 3/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.851 ca nhiễm mới, trong đó 37 ca nhập cảnh và 4.814 ca ghi nhận trong nước.
Lô vaccine Vero Cell của Sinopharm mà TP.HCM vừa nhận đang được kiểm định nên chưa tiêm đợt này.
Tại TP. Hồ Chí Minh ghi nhận 2.173, Bình Dương (1.087), Long An (320), Đồng Nai (217), Khánh Hòa (189), Tây Ninh (122), Đồng Tháp (110), Hà Nội (97), Cần Thơ (89), Bà Rịa - Vũng Tàu (81), Phú Yên (40), Gia Lai (39), Bến Tre (36), Trà Vinh (33), Ninh Thuận (29), Quảng Ngãi (23), Đắk Lắk (18), Hậu Giang (16), Kiên Giang (13), Quảng Nam (12), Thừa Thiên - Huế (9), Lào Cai (8 ), Đắk Nông (8 ), Ninh Bình (7), Nghệ An (7), Bình Phước (5), Kon Tum (4), Hà Tĩnh (3), Quảng Bình (3), Quảng Trị (3), Bạc Liêu (3), Thanh Hóa (2), Vĩnh Phúc (2), Bắc Giang (2), Hưng Yên (1), Hải Dương (1), Điện Biên (1), Cà Mau (1) trong đó có 883 ca trong cộng đồng.
Chiều 3/8 Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo bổ sung 190 ca tử vong (1882-2071) tại 10 tỉnh, thành phố. Trong đó, tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 2/8 có 166 ca.
Bắt đầu tiêm đợt 6, chưa sử dụng vaccine Sinopharm
Từ hôm nay (3/8), TP.HCM bước vào đợt 6 tiêm vaccine ngừa Covid-19. Nếu được cung cấp vắc-xin đầy đủ thì TP sẽ đạt được mục tiêu người từ 18 tuổi trở lên cơ bản được tiêm chủng ngừa Covid-19.
Thông tin trên được ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết tại cuộc họp báo cung cấp thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM vào sáng 3/8.
Theo ông Dương Anh Đức, tính từ ngày 22/7 đến sáng 3/8, TP.HCM đã tiêm được 920.329/930.000 người theo kế hoạch của đợt 5. Riêng ngày 2/8 đã tiêm được 145.576 người, tờ NLĐ thông tin.
Trong đợt tiêm thứ 5 (22/7 đến nay) có tổng số 1.039 người phản ứng sau 30 phút sau tiêm, những trường hợp này đã được xử lý an toàn và đa phần là triệu chứng nhẹ, an toàn. Các loại vaccine tại TP.HCM đang tiêm là AstraZeneca, Moderna và số lượng ít là Pfizer. Nguồn vaccine đều đến từ nguồn của Bộ Y tế cấp trong các đợt.
Cho đến hiện tại, TP đã nhận được tổng cộng 2,5 triệu liều vaccine Covid-19. Trong đó, gần 2 triệu người đã được tiêm mũi 1, hơn 70.000 người đã được tiêm 2 mũi.
Về 1 triệu liều vaccine Vero Cell của Sinopharm Bắc Kinh, đây là vaccine được nhà tài trợ tặng. Hiện số vaccine này đã được đơn vị nhập khẩu gửi cho cơ quan chức năng thẩm định theo quy định của Bộ Y tế. Sau khi thẩm định đạt chất lượng sẽ tổ chức tiêm như những vaccine khác trên tinh thần tự nguyện nếu đồng ý tiêm sẽ được tiêm. Số vaccine này đang trong quá trình Bộ Y tế thẩm định nên đợt này TP chưa triển khai tiêm.
Hiện TP đang có 4 loại vaccine theo thứ tự gồm: AstraZeneca, Moderna, Pfizer và Vero Cell. Từ ngày hôm nay, TP.HCM bước vào đợt 6 của tiêm vaccine Covid-19, dự kiến kéo dài hết tháng 8. Nếu TP được cung cấp vaccine đầy đủ và đúng tiến độ như đề xuất thì TP sẽ đạt được mục tiêu người từ 18 tuổi trở lên cơ bản được tiêm vaccine Covid-19.
Để đạt mục tiêu này, TP đề xuất Bộ Y tế cấp 5-5,5 triệu liều vaccine trong tháng 8. Theo thống kê, TP hiện có khoảng 7 triệu người từ 18 tuổi trở lên. Ngoài việc tiêm mũi 1 cho người dân, TP còn phải tính toán tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1.
Về năng lực tổ chức tiêm, Phó Chủ tịch Dương Anh Đức cho biết hiện TP đang có 1.200 đội tiêm, có thể đạt tốc độ 300.000 liều/ngày. Nếu được cấp vaccine đúng tiến độ, TP sẽ hoàn thành mục tiêu đặt ra.
Thêm 3.127 bệnh nhân được xuất viện
Trong ngày 2/8, 3.127 bệnh nhân Covid-19 được xuất viện, nâng tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi dịch bệnh bắt đầu là 40.973.
Theo HCDC, thành phố đang điều trị 33.474 bệnh nhân dương tính (bao gồm những người có kết quả rRT-PCR và xét nghiệm nhanh dương tính). Trong số này, 1.026 bệnh nhân nặng đang thở máy và 15 người được can thiệp ECMO. Cũng trong ngày 2/8, TP.HCM ghi nhận thêm 170 trường hợp tử vong.
Liên tục cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM ngày 3/8. (Ảnh: TTXVN)
Bộ Y tế thông tin, tính từ 18h30 ngày 2/8 đến 6h ngày 3/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.578 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 3.563 ca ghi nhận trong nước.
Cụ thể như: tại TP. Hồ Chí Minh (1.998), Bình Dương (519), Long An (246), Tây Ninh (176), Đồng Nai (147), Vĩnh Long (72), Bình Thuận (72), Đà Nẵng (66), Bến Tre (62), Sóc Trăng (33), Cần Thơ (31), Đồng Tháp (31), An Giang (26), Phú Yên (20), Bình Định (18), Đắk Lắk (11), Đắk Nông (8 ), Nghệ An (5), Hà Tĩnh (4), Kiên Giang (3), Bạc Liêu (3), Phú Thọ (3), Sơn La (3), Hải Dương (2), Điện Biên (1), Quảng Trị (1), Thanh Hóa (1), Hà Nội (1) trong đó có 687 ca trong cộng đồng.
Cũng trong sáng 3/8, Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo bổ sung 186 ca tử vong (1696-1881) tại 10 tỉnh, thành phố như sau: TP. Hồ Chí Minh: từ ngày 28/7-2/8: 165 ca; Đồng Tháp từ ngày 28/7-2/8: 10 ca; Bến Tre từ ngày 31/7-01/8: 2 ca; Vĩnh Long từ ngày 31/7-01/8: 02 ca; Cần Thơ từ ngày 01-02/8: 02 ca; Hà Nội ngày 31/7: 01 ca, Đà Nẵng ngày 01/8: 01 ca, Ninh Thuận ngày 01/8: 01 ca, Bình Thuận ngày 02/8: 01 ca và Khánh Hoà ngày 02/8: 01 ca.
Trong ngày, 2/8 Thành phố Hồ Chí Minh tiêm được 211.854 mũi 1 và 3.924 mũi 2. Nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho người dân, đảm bảo độ bao phủ vaccine trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, đồng thời đảm bảo yêu cầu an toàn phòng, chống dịch bệnh trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP Hồ Chí Minh đã ban hành Công văn số 2552/BCĐ điều chỉnh kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đợt 5, trong đó những người trên 65 tuổi hoặc người có bệnh lý nền mạn tính được tiêm tại tất cả các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động, không bắt buộc tiêm tại bệnh viện, cơ sở điều trị.
37.846 bệnh nhân đã xuất viện
Tin tức Covid-19 TP.HCM hôm nay ngày 2/8 mới nhất, thông tin các ca dương tính, các ca khỏi bệnh - xuất viện và trường hợp tử vong được cập nhật liên tục trong ngày tại Báo Giao thông.
Số ca mắc mới đã giảm, 37.846 bệnh nhân đã xuất viện
Chiều tối nay 2/8, Bộ Y tế đã công bố thêm 2.267 trường hợp nhiễm mới tại TP.HCM. Như vậy tính từ 18h30 ngày 1/8 đến 18h30 ngày 2/8, thành phố ghi nhận 4.264 trường hợp nhiễm mới.
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM ngày 2/8 cho biết, đến nay trên địa bàn thành phố đã có 97.076 trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố.
Các bệnh viện trên địa bàn hiện đang điều trị cho 34.438 bệnh nhân dương tính, trong đó có 924 bệnh nhân nặng đang thở máy và 8 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Mặc dù số ca bệnh phát hiện mỗi ngày vẫn ở mức cao nhưng đang có chuyển biến tích cực theo xu hướng giảm dần.
Bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, hoặc tải lượng virus thấp, không còn khả năng lây nhiễm được xuất viện về nhà từ cách ly ngày càng nhiều. Chỉ tính riêng trong ngày 1/8 đã có 3.207 bệnh nhân xuất viện nâng tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi dịch bệnh bắt đầu là 37.846.
Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo bổ sung 389 (1307-1695) ca tử vong tại 4 tỉnh, thành phố, trong đó tại TP.HCM từ ngày 17/7-2/8 có 354 ca.
TP.HCM đã tổ chức tiêm hơn 1,7 triệu liều vắc-xin cho người dân; riêng đợt 5 đã triển khai gần 800.000 liều. Để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng bao phủ vắc-xin, TP.HCM đề nghị Bộ Y tế xem xét phân bổ liên tục để đến cuối tháng 8 đạt khoảng 70% người dân trên 18 tuổi được tiêm vắc-xin.
Với kế hoạch tiêm chủng đợt 5 điều chỉnh, TP.HCM sẽ linh hoạt bố trí điểm tiêm tại các khu phong tỏa. Theo đó, sáng ngày 2/8 đã có hàng trăm người dân trong khu vực phong tỏa bên hông chợ Tân Định (Quận 1) được tổ chức tiêm vắc-xin phòng COVID-19.
Trong cao điểm chống dịch ở TPHCM, một bộ phận lớn công nhân, lao động tự do mất việc, gặp nhiều khó khăn trong các khu nhà trọ. Để tạo sự yên tâm trong thời gian thực hiện giãn cách, Tổ công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có thư ngỏ đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh tham gia, vận động cung cấp lương thực, thực phẩm cho công nhân lao động gặp khó khăn trong khu phong tỏa tại TPHCM.
Trung tâm cấp cứu 115 cần đảm bảo không bỏ lỡ cuộc gọi của người dân.
Các bệnh viện không được từ chối ca F0
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong vừa ký công văn khẩn gửi lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức và một số đơn vị về việc tăng cường tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Covid-19 khi được chuyển đến các bệnh viện.
UBND TP HCM yêu cầu tất cả bệnh viện công lập và ngoài công lập trên địa bàn đảm bảo quy chế thường trực các cấp lãnh đạo, chuyên môn, hành chính - hậu cần, bảo vệ - tự vệ. Đường dây nóng các đơn vị cần đảm bảo ứng trực 24/24h để sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp, chi viện, ứng cứu trường hợp khẩn cấp.
Các bệnh viện trên địa bàn cần tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân, đặc biệt các ca F0, đảm bảo tất cả người bệnh được khám và điều trị kịp thời. UBND TP HCM nhấn mạnh các bệnh viện tuyệt đối không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ bất cứ trường hợp cấp cứu nào được chuyển đến.
Trung tâm cấp cứu 115 cần đảm bảo không bỏ lỡ cuộc gọi của người dân.
Nếu bệnh nhân được chuyển trái tuyến, trái chuyên khoa, các bệnh viện vẫn phải tiếp nhận và xử lý cấp cứu ban đầu ổn định. Bệnh viện cần giải thích đầy đủ cho người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân trước khi chuyển viện khác.
Ngoài ra, UBND TPHCM giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp Trung tâm Cấp cứu 115 rà soát quy trình vận hành, xử lý cuộc gọi cấp cứu, đảm bảo không bỏ lỡ cuộc gọi của người dân. Trung tâm Cấp cứu 115 bố trí nơi ăn ở và làm việc cho lực lượng trực tổng đài phù hợp, đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch, định kỳ tổ chức xét nghiệm cho các tổng đài viên.
Remdesivir, thuốc điều trị COVID-19 được FDA Mỹ cấp phép góp phần đẩy nhanh phục hồi cho bệnh nhân COVID-19.
Trung tâm hồi sức tiếp nhận F0 nặng và rất nặng
Ngày 2/8, Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 tại Bệnh viện quốc tế City, quy mô 500 giường sẽ tiếp nhận 50-70 F0 nặng và rất nặng. Bộ Y tế giao cho Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đảm nhận chuyên môn trung tâm này. Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm điều hành, quản lý và cử chuyên gia đến đây, nhân lực điều dưỡng và phục vụ sẽ huy động tại chỗ.
Trước đó, trong chiều 1/8, bệnh viện đã bàn giao mặt bằng và giường bệnh có đầu nối oxy, máy thở với quy mô 50-70 giường điều trị bệnh nhân nặng và rất nặng. Dự kiến, trong 5 ngày tới, Trung tâm sẽ nâng quy mô lên 200 giường. Sau đó, nâng tiếp quy mô đạt 500 giường. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã cấp ngay 50 máy thở từ kho dự trữ.
Mục tiêu hàng đầu hiện nay là giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh, vì vậy, Bộ Y tế đã huy động hệ thống tư nhân tham gia chống dịch. Đại diện Bệnh viện Quốc tế City cho biết, sẵn lòng chung tay chống dịch. Tuy nhiên, bệnh viện cần tách làm hai khu riêng biệt: điều trị bệnh nhân thường do bệnh viện đảm nhiệm và Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 do Bộ Y tế đảm nhiệm.
Bộ trưởng Long cho biết, Trung tâm Hồi sức tích cực 500 giường do Bệnh viện Bạch Mai đảm nhiệm sẽ tiếp nhận điều trị F0 rất nặng từ chiều 3/8. Trung tâm này đặt tại Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 16.
Cùng với trang thiết bị của Bệnh viện Bạch Mai chuyển từ Bắc Giang vào, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế ở phía Nam cấp ngay 100 máy thở chức năng cao và 100 máy thở HFNC cho trung tâm. Theo dự kiến, trong ngày 2/8, máy thở của Bộ Y tế sẽ được chuyển đến Trung tâm.
Bác sĩ Sơn cho biết, hiện tại Bệnh viện dã chiến số 16 đang thiết lập 2.300 giường điều trị, trong trường hợp cần thiết có thể nâng lên quy mô 3.000 giường. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu phân tầng điều trị, trong đó dành riêng 500 giường cấp cứu, 500 giường hồi sức tích cực.
Trung tâm Hồi sức tích cực của Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Trung ương Huế lần lượt đặt ở Bệnh viện dã chiến số 13 và Bệnh viện dã chiến số 11 sẽ tiếp nhận bệnh nhân từ 5/8.
TP.HCM buộc những người trì hoãn phải tiêm vắc-xin ngừa Covid-19
Theo bản tin của Bộ Y tế, tính từ 18h30 ngày 1/8 đến 6h ngày 2/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.997 ca nhiễm mới Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh.
Như vậy, đến nay thành phố đã có 96.292 bệnh nhân.
Để đẩy nhanh tiến độ tiêm, lần này thành phố sẽ không giới hạn số lượng người tiêm trong mỗi buổi. TP.HCM tổ chức 1.200 đội tiêm vaccine phòng Covid-19 trong đợt 5, huy động tối đa đội ngũ y bác sĩ bao gồm cả y tế nhà nước và tư nhân, các lực lượng y tế đã về hưu.
Đối tượng được tiêm vaccine từ 18 tuổi trở lên, trong đó ưu tiên tiêm cho người trên 65 tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền mãn tính, lực lượng tuyến đầu. Đối với những người ngoài các nhóm ưu tiên trên, địa phương sắp xếp tổ chức tiêm theo thứ tự độ tuổi như nhóm trên 50 tuổi, nhóm trên 35 tuổi, nhóm trên 18 tuổi.
TP cũng yêu cầu những người thuộc nhóm trì hoãn tiêm ở các đợt trước sẽ được mời tiêm ở đợt này.
Đợt tiêm vaccine thứ 5 được TP.HCM triển khai đồng loạt ở các quận, huyện từ ngày 22/7. Dự kiến trong 2-3 tuần, thành phố tiêm xong 930.000 liều, gồm vaccine AstraZeneca, Moderna, Pfizer và một lượng nhỏ Sinopharm.
Trong ngày 31/7, thành phố đã tiêm hơn 104.000 liều vaccine. Đây là ngày có số liều tiêm nhiều nhất tính từ đầu đợt 5.
TP cũng yêu cầu các đơn thông báo theo khung giờ và địa điểm tiêm để người dân tham gia đầy đủ, đúng giờ và tránh tập trung đông người tại một thời điểm. Đồng thời sắp xếp thời gian theo dõi sau tiêm phù hợp, có thể tổ chức buổi tiêm ngoài giờ hành chính để đảm bảo tiến độ.
Trong sáng 1/8, UBND TP.Thủ Đức vừa ra mắt đội Tiêm vaccine phòng Covid-19 lưu động. Trên xe có đầy đủ các dụng cụ tiêm vắc xin và cấp cứu như bình oxy, thuốc chống sốc, thuốc huyết áp... Mỗi đội xe lưu động sẽ có 2 bác sĩ, 3 điều dưỡng.
Các đội tiêm sẽ đến các điểm như: khu cách ly, phong toả, nơi các lực lượng tuyến đầu chống dịch đang làm nhiệm vụ, người già, người khó khăn... Ngoài ra, TP.Thủ Đức còn thành lập 40 đội phản ứng nhanh. Trong đó cấp TP có 6 đội, cấp phường có 34 đội để phục vụ người dân cấp cứu, điều trị.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận