Đường sắt

CPH doanh nghiệp đường sắt vẫn gặp khó

10/06/2015, 13:18

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đặt ra kế hoạch đến hết năm 2015 sẽ tiến hành cổ phần hóa xong...

ĐS VN
 

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đặt ra kế hoạch đến hết năm 2015 sẽ tiến hành cổ phần hóa (CPH) xong 24 doanh nghiệp (DN) trực thuộc. Tuy nhiên, đã gần nửa năm trôi qua, mọi việc vẫn tiến triển chậm chạp và còn rất nhiều vướng mắc.

Theo ông Phạm Công Trịnh, Phó Tổng giám đốc VNR, công tác CPH tại VNR những tháng đầu năm chậm tiến độ so với lộ trình đặt ra do nhiều khó khăn, vướng mắc về mặt thủ tục, cơ chế, nhất là việc xác định giá trị tài sản DN sau tái cơ cấu, sắp xếp mô hình tổ chức và chính sách đối với lao động dôi dư.

Kế hoạch VNR đặt ra là tiến hành CPH 24 công ty TNHH MTV gồm 20 công ty quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, hai công ty VTĐS Hà Nội, Sài Gòn, hai công ty Xe lửa Gia Lâm, Dĩ An trong năm 2015. Vì vậy, để đảm bảo tiến độ, VNR cũng như các DN đã xây dựng biểu đồ tiến độ triển khai chi tiết công tác CPH. Trong đó, hồ sơ pháp lý về tài sản, nguồn vốn, công nợ; các sổ sách pháp lý về nhà đất; kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ… để tiến hành xác định giá trị DN cũng được chuẩn bị kỹ càng.

Tuy nhiên, công tác xác định giá trị DN đến nay còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, vướng nhất là xác định giá trị sử dụng đất.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các DN, đảm bảo tiến độ CPH theo lộ trình, đầu tháng 6, lãnh đạo VNR đã trực tiếp đi rà soát, làm việc với các DN. Dẫu vậy, với một ngành đặc thù và tiến hành CPH đồng thời 24 DN trong một năm không dễ dàng. 

Khó khăn lớn nữa là đường sắt phụ thuộc vào việc chứng nhận đất của UBND các địa phương.

“Dù hồ sơ đất đã đầy đủ theo hiện trạng nhưng một số tỉnh chỉ áp dụng theo Luật Đất đai mà không áp dụng đồng thời theo Luật Đường sắt nên không chấp thuận, yêu cầu phải có hồ sơ gốc, cấp thẩm quyền và quyết định giao đất. Thời gian kéo dài việc chứng nhận đất ảnh hưởng đến tiến độ xác định giá trị DN nói riêng và lộ trình CPH nói chung”, ông Hoàng Đăng Khoa, Chủ tịch công ty cho biết.

Đối với các công ty VTĐS Hà Nội, Sài Gòn, tiến độ xác định giá trị tài sản DN phụ thuộc vào thời gian hoàn thành kiểm toán báo cáo tài chính năm 2014 và quý I/2015. Đây là hai đơn vị có nhiều biến động về mô hình, tổ chức trong năm 2014 với việc sáp nhập các đơn vị từ Công ty Vận tải hàng hóa, Liên hiệp Sức kéo đường sắt. Vì vậy, đến nay ba công ty VTĐS Hà Nội, Sài Gòn và Xe lửa Gia Lâm vẫn đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2014 và quý I/2015. 21 công ty còn lại đã hoàn thành báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo tài chính năm 2014.

Một vướng mắc lớn mà VNR đang phải đối mặt là chi phí khi thực hiện chế độ chính sách đối với lao động dôi dư. Mặc dù đã xây dựng mô hình tổ chức sản xuất của DN; rà soát, tính toán kỹ các chức danh lao động, xác định vị trí việc làm để xây dựng phương án sử dụng lao động hợp lý, hiệu quả sau cổ phần… nhưng lực lượng lao động dôi dư quá lớn. “Thời gian qua, chúng tôi đã giảm được khoảng 400 lao động do người lao động nghỉ hưu, xin thôi việc, chuyển công tác… Tuy nhiên, sau sắp xếp vẫn còn khoảng 600 lao động dôi dư”, ông Nguyễn Viết Hiệp, Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty VTĐS Hà Nội cho biết.

Đó mới chỉ là số lao động dôi dư của một đơn vị, còn theo tính toán sơ bộ, con số đến hàng nghìn tại 24 DN. Trong khi đó, VNR đã được giải quyết chính sách lao động dôi dư theo Nghị định 41 của Chính phủ. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.