• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Cuối năm, xe dù lại bùng phát nội đô TP.HCM

14/12/2017, 09:09

Càng gần Tết Nguyên đán 2018, trên địa bàn TP.HCM, nhiều tuyến đường đã “nóng” nạn xe dù, bến cóc.

8

Xe khách của nhà xe Võ Cúc Phương ngang nhiên đậu dưới biển cấm để đón khách

Bến cóc, xe dù… bung nở

Sáng 12/12, PV Báo Giao thông trực tiếp có mặt trên nhiều tuyến đường địa bàn TP.HCM ghi nhận, tình hình xe dù, bến cóc rất phức tạp. Cụ thể, tại hai bến cóc 391 và 397 đường Đinh Bộ Lĩnh, Q. Bình Thạnh mà người dân hay gọi là “bến xe Miền Đông 2”, lượng xe khách dồn về đây tăng kỷ lục. Lúc 7h30, PV chứng kiến, bãi xe 391 có khoảng 35 xe, trong khi ở bãi 397 có tới hơn 40 xe khách (loại từ 40 chỗ ngồi trở lên). Tại các bến cóc này, một số xe thay nhau trả khách, số khác tranh thủ xếp hàng vào cốp… còn các quán ăn, quán cà phê bên trong rất nhộn nhịp.

Tại bến cóc 397 không chỉ có các nhà xe chạy tuyến TP.HCM - Bình Định như trước, mà còn thêm nhiều tuyến mới. Tại đây, hai nhà xe Anh Đức chạy tuyến TP.HCM - Cư Jút (Đắk Nông) và Phúc Lộc tuyến TP.HCM - Đắk Mil (Đắk Nông) còn bố trí cả xe trung chuyển (loại 16 chỗ) đưa đón khách. Ngoài ra, xe Hiếu Viện đề biển “bến xe Hà Tĩnh - bến xe Ngã Tư Ga” cũng về góp mặt. Hỏi người đàn ông (trạc 45 tuổi) đang rửa xe Hiếu Viện BKS 38B-004.65, PV được biết, xe này vừa về lúc rạng sáng và đêm sẽ quay về Hà Tĩnh, giá vé tại thời điểm này là 530 nghìn đồng/lượt. Xe Phúc Lộc BKS 48B-003.83 xuất “bến” lúc 21h cùng ngày, giá vé 200 nghìn đồng/lượt. Cách đó không xa, bãi xe tại số 13 đường Nguyễn Xí (Q.Bình Thạnh) có 3 xe biển số Bình Định cũng đang lên xuống hàng.

Theo ông Phạm Đình Đức, Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ Sở GTVT TP HCM, hiện nay, trên địa bàn thành phố có hơn 2.000 xe ô tô khách chạy tuyến cố định, hơn 300 xe ô tô chạy du lịch lữ hành và tới 49.000 xe ô tô vận chuyển hành khách theo hợp đồng.

Tại đường Nguyễn Thái Bình (Q.1), lúc 9h30, PV chứng kiến, 4 xe Hoa Mai (loại trên 9 chỗ - 16 chỗ, chạy tuyến Vũng Tàu - TP.HCM) vào thẳng trụ sở văn phòng nhà xe đón khách thay vì dùng xe trung chuyển. Trong khoảng 15 phút, các xe Hoa Mai liên tục đến “vợt” khách, lấn chiếm gần hết làn đường và gây nên tình trạng ùn ứ. Theo những người dân ở khu vực này, một thời gian dài, do lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý nên các xe trên 9 chỗ ngồi của Hoa Mai đậu ở các tuyến đường không bị cấm và dùng xe trung chuyển đến trụ sở rước khách. Tuy nhiên gần đây, họ đưa luôn cả xe lớn đến đón, gây nên cảnh tượng rất lộn xộn và mất trật tự ATGT.

Trước đó, ngày 6/12, PV ghi nhận, trên đường Điên Biên Phủ (đoạn từ Ngã tư Hàng Xanh tới gần chân cầu Sài Gòn) tình trạng xe khách đậu đỗ, đón trả khách sai quy định diễn ra rất rầm rộ. Lúc 9h30, tại khu vực từ cây xăng Comeco đến cầu Văn Thánh, bất chấp các biển cấm xe khách trên 16 chỗ ngồi dừng đỗ, các nhà xe Cường Thủy, Kim Mạnh Hùng và Võ Cúc Phương nghiễm nhiên cho phương tiện đến khu vực này đón, trả khách…

Kiến nghị tăng mức phạt, “xóa sổ” xe hợp đồng

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Lê Hồng Việt, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT TP.HCM cho biết, để xử lý hai bến cóc 391 và 397, UBND thành phố đã giao trách nhiệm chính cho địa phương.

Về tình trạng xe dù trên tuyến đường Điện Biên Phủ, ông Việt cho hay, Thanh tra Sở đang phối hợp với lực lượng CSGT và phường liên quan để tăng cường kiểm tra, xử lý. Từ tháng 5 đến nay, Thanh tra Sở đã lập biên bản xử phạt 261 trường hợp vi phạm trong hoạt động vận tải hành khách tại tuyến đường này. Tổng số tiền phạt là 235 triệu đồng. Các lỗi vi phạm chủ yếu: Dừng đỗ xe không đúng nơi quy định, chạy sai hành trình, xe hợp đồng không có danh sách hành khách. Tuy nhiên, do mức phạt quá thấp nên tình trạng vi phạm vẫn tiếp tục tái diễn. Ông Việt cho biết, Thanh tra Sở và Phòng CSGT đã đề xuất cấp trên nên tăng mức phạt để tạo tính răn đe, ngăn ngừa xe dù vào khu vực nội thành.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.