• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Cứu hàng trăm người gặp nạn trên vùng biển ngoài khơi

23/10/2024, 15:06

Hàng trăm người gặp nạn trên các vùng biển ngoài khơi được cứu và hỗ trợ hàng năm. Để đảm bảo công tác cứu nạn được hiệu quả khi có các vụ việc xảy ra ở vùng biển xa bờ, phương án được ưu tiên là "4 tại chỗ".

Cứu hàng trăm người gặp nạn trên vùng biển ngoài khơi

9 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải VN (VMRCC) thông tin đã tham gia với các lực lượng chức năng xử lý gần 20 vụ việc tìm kiếm cứu nạn tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Số người được cứu, hỗ trợ là hơn 200 người, bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài.

Cứu hàng trăm người gặp nạn trên vùng biển ngoài khơi- Ảnh 1.

Lực lượng cứu nạn hàng hải hỗ trợ người bị nạn trên biển.

Trong đó, cuối tháng 9, Trung tâm đã phối hợp các cơ quan chức năng đưa 1 ngư dân bị tai nạn lao động (bị thương nặng vào tay phải) trên tàu cá QNa 90668 TS khi tàu cá này đang hoạt động tại vị trí Tây Nam đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa khoảng 73 hải lý) lên đảo Song Tử Tây để chữa trị.

Tuy tham gia phối hợp tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ được hàng trăm người gặp nạn trên biển tại các khu vực ngoài khơi, song theo đại diện của VMRCC, việc thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn tại những vùng biển như Hoàng Sa, Trường Sa gặp nhiều thách thức do các vùng biển đều ngoài khơi xa, không phải đơn vị cứu nạn nào cũng có đủ phương tiện để hoạt động tới các khu vực này.

Hiện nay, các hoạt động tìm kiếm cứu nạn do Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phụ trách. Đối với các tai nạn, sự cố trên biển cũng được thực hiện dưới sự điều phối của Uỷ ban.

Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vùng biển Việt Nam nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km², gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông. Với vùng biển rộng lớn, việc tìm kiếm cứu nạn trên biển luôn là một trong những thách thức đối với các lực lượng liên quan.

Cách nào cứu nạn hiệu quả?

Là cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên vùng biển Việt Nam, trừ vùng nước cảng biển, vùng cấm và vùng hạn chế trên biển, song theo đại diện VMRCC, trong bối cảnh các tai nạn, sự cố hàng hải thường xuyên xảy ra vào những thời điểm thời tiết phức tạp, việc tìm kiếm cứu nạn ở các khu vực ngoài khơi càng đối mặt với nhiều khó khăn.

Theo các chuyên gia, thời gian thông thường để một tàu của lực lượng cứu nạn xuất phát từ bờ ra các khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thường mất 1-2 ngày.

Do đó, với những tình huống cần được cứu nạn khẩn cấp, phương án hiệu quả nhất được áp dụng là tuân thủ phương châm "4 tại chỗ": chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ. Đặc biệt khi tại vùng biển như Trường Sa, còn có sự tham gia phối hợp tìm kiếm cứu nạn của nhiều đơn vị như hải quân, cảnh sát biển...

"Với các trường hợp tìm kiếm người mất tích, hoặc các trường hợp khẩn cấp tai nạn tàu thuyền, sau khi xác minh thông tin báo nạn, phương án ưu tiên sẽ luôn là huy động các tàu thuyền xung quanh khu vực lập tức tới hiện trường hỗ trợ, phối hợp tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo rút ngắn thời gian cứu nạn nhanh nhất", đại diện VMRCC cho hay.

Đối với trường hợp có người bị tai nạn lao động cần chăm sóc y tế, Trung tâm thường hướng dẫn để các tàu nhanh chóng hành hải về bờ. Đồng thời, báo cáo Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để điều phối.

Dưới sự chỉ đạo của các cơ quan thẩm quyền, Trung tâm sẽ điều tàu tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng đi cùng lực lượng y tế ra tiếp cận tàu có người gặp nạn để có thể đảm bảo việc cứu nạn được nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả cao nhất.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.