Lời cảnh báo từ cựu Nghị sỹ
Tờ Hành động và Lời nói ở Nga ngày 16/7 cho hay, theo lời cựu đại biểu Verkhovna Rada (Quốc hội đơn viện của Ukraine) - ông Gennady Moskal, phía Moscow đang chuẩn bị "thả một quả bom ngoại giao" xuống Ukraine.
Theo cựu Nghị sĩ Gennady Moskal, cuộc "tấn công" sẽ mạnh hơn một cuộc tấn công hạt nhân.
Rốt cuộc, Moscow được cho là có ý định tố cáo Hiệp ước Xô – Đức (tên gọi khác là Hiệp ước Ribbentrop-Molotov hay Hiệp ước Hitler – Stalin…).
Ông Moskal lưu ý rằng Ukraine, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã hoàn toàn chủ quan khi không lo lắng về điều này. Cựu Nghị sỹ Gennady Moskal tin chắc rằng sự thờ ơ như vậy sẽ dẫn đến hậu quả tàn khốc.
"Galicia có thể đến Ba Lan, Bukovina và một phần của vùng Chernivtsi hiện tại sẽ tới Romania. Điều gì sẽ xảy ra sau đó?", Nghị sỹ Moskal đặt câu hỏi khi đang trên sóng của truyền hình Ukraine.
Ông Gennady Moskal.
Một mặt, cựu đại biểu quốc hội Ukraine nói lên nỗi sợ hãi thực sự của Kiev. Tuy nhiên, ông Moskal đã bỏ sót một chi tiết thực tế. Các nhà báo của tờ Tin tức Nhân Dân của Nga giải thích rằng Hiệp ước Ribbentrop-Molotov chấm dứt hiệu lực sau khi Đức Quốc xã tấn công Liên Xô.
Theo trang báo Nga, ông Moskal đã mắc một sai lầm khác. Theo tài liệu, các lãnh thổ do Moskal liệt kê “đã trở thành một phần của Liên bang Xô viết” chứ không nằm dưới sự kiểm soát của các quốc gia châu Âu.
Thực tế lịch sử
Hiệp ước Xô – Đức có tên chính thức là “Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Liên Xô” (tiếng Đức: Deutsch-sowjetischer Nichtangriffspakt; tiếng Nga: Договор о ненападении между Германией и Советским Союзом); được ký kết ngày 23 tháng 8 năm 1939 giữa Ngoại trưởng Vyacheslav Mikhailovich Molotov đại diện cho Liên Xô và Ngoại trưởng Joachim von Ribbentrop đại diện cho Đức Quốc xã.
Nghị định thư bí mật đính kèm Hiệp ước này quy định các nước Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Romania thuộc "vùng ảnh hưởng của Liên Xô". Ngoài ra, Đức chấp thuận việc Liên Xô thu hồi lại Tây Ukraine và Tây Byelorussia.
Các bên thỏa thuận với các cam kết kiềm chế không tấn công lẫn nhau và giữ thái độ trung lập trong trường hợp một trong hai bên trở thành mục tiêu của những hành động quân sự của bất kỳ bên thứ ba nào.
Các thành viên Hiệp ước cũng cam kết không tham gia vào các nhóm thế lực trực tiếp hoặc gián tiếp chống lại phía bên kia. Trong tương lai, hai bên cam kết việc cung cấp, trao đổi lẫn nhau về thông tin đối với những vấn đề có ảnh hưởng đến lợi ích của các bên.
Ảnh tư liệu về việc lý Hiệp ước Xô-Đức năm 1939 - nguồn Ria Novosti.jpg
Kèm theo hiệp ước này là một nghị định thư bí mật được ký bổ sung. Trong đó quy định Đông Âu là phần lãnh thổ nằm trong phạm vi quyền lợi của Đức và Liên Xô trong trường hợp có "sự sắp xếp lại về chính trị đối với lãnh thổ" của các quốc gia này.
ghị định này cho phép thành lập chính quyền thân Liên Xô tại Litva, Latvia, Estonia và Đông Ba Lan. Phần Lan và Bessarabia đều nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô.
Ngày 1 tháng 9 năm 1939 Đức xâm chiếm Ba Lan, và ngày 17 tháng 9 quân đội Liên Xô tiến vào miền Đông Ba Lan theo lệnh của Stalin. Việc phân chia lãnh thổ của Ba Lan giữa Liên Xô và Đức đã được hoàn thành.
Ngày 28 tháng 9 năm 1939, Đức và Liên Xô ký kết Hiệp ước hữu nghị về biên giới. Sau đó, Liên Xô đã sáp nhập các nước Baltic (Estonia, Latvia, Litva), Bessarabia và Bắc Bukovina, và một phần của Phần Lan vào lãnh thổ của mình.
Các thỏa thuận đã được ký kết đã làm dịu sự căng thẳng trong quan hệ chính trị và kinh tế giữa Liên Xô và Đức đang nóng lên sau sự xuất hiện của Hitler trên vũ đài chính trị và nắm quyền điều hành nước Đức cùng với các cuộc xung đột vũ trang (trong đó Liên Xô chống lại sự can thiệp của Đức và Italy ở Tây Ban Nha và ủng hộ phái Cộng hoà Tây Ban Nha, chống lại quân đội Nhật Bản ở Viễn Đông trong các Chiến dịch hồ Khasan và Khalkhyn Gol).
Sự kiện này trở thành một bất ngờ chính trị cho các nước thứ ba. Gần như đồng thời với các tin đồn về sự tồn tại của thỏa thuận bí mật bổ sung, các văn bản Hiệp ước đã được xuất bản vào năm 1948 dưới dạng các bản sao. Năm 1993, văn bản gốc của Hiệp ước được tìm thấy.
Sau khi Đức tấn công Liên Xô ngày 22 tháng 6 năm 1941, cũng như tất cả các văn kiện ngoại giao Xô – Đức khác, hiệp định này đã không còn giá trị.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận