• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Đắk Lắk: Dân khốn khổ vì sống chung với... bụi

17/04/2015, 09:12

Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân sống hai bên Tỉnh lộ 9, đoạn cuối huyện Krông Pắk đi huyện Krông Bông (Đắk Lắk).

121

Người dân đi lại ngập ngụa trong bụi đất

Tỉnh lộ 9 dài 27km, được đầu tư vào năm 2003, là tuyến đường huyết mạch nối liền hai huyện Krông Pắk và huyện vùng sâu Krông Bông. Trong những năm qua, do thiếu kinh phí tu bổ, nâng cấp nên đã xuống cấp nghiêm trọng dẫn đến nguy cơ mất ATGT.

Đường chắp vá, dân sống cùng “mưa bụi”

Theo quan sát của PV Báo Giao thông, gần 20 km đoạn từ xã Tân Tiến (huyện Krông Pắk) đi trung tâm huyện Krông Bông, lớp thảm nhựa bong tróc để lộ lớp sỏi đá lởm chởm kéo dài hàng cây số; ổ gà, ổ voi san sát nhau, tạo thành những hố sâu rất nguy hiểm. Nhiều đoạn đơn vị quản lý dùng đá dăm và đất cấp phối san lấp, sửa chữa nhưng không đảm bảo, làm cho nhà dân sống hai bên đường ngập ngụa trong bụi bặm, đi lại rất khó khăn. Cùng với đó, lượng xe quá tải thường xuyên chở cát, đất đá vun vút chạy khiến bụi càng mù mịt, người dân liên tục gánh chịu những “cơn mưa bụi”.

Ông Nguyễn Chí Thành (56 tuổi, ở thôn 2, xã Dang Kang) đưa tay gạt từng lớp bụi trên vách tường bức xức: “Bụi như thế này ai mà chịu được. Đói khổ bao nhiêu dân cũng chịu được, đừng bắt dân phải sống chung với bụi bặm. Dân khổ lắm. Nhà thì lúc nào cũng đóng kín cửa nhưng mỗi lần quét gần 1 kg bụi, trong nhà không khác gì ngoài đường”. Cùng chung nỗi bức xúc, bà Lê Thị Hai (48 tuổi, xã Dang Kang) nói: “Nhà tôi nằm cuối hướng gió, lúc nào cũng ngập ngụa trong bụi đất. Cứ có xe chạy qua là bụi đất tấp vào nhà. Chồng và con tôi hít bụi bị viêm phổi, ho, đỏ mắt triền miên”.

Thầy Bùi Gia Hà, Hiệu trưởng trường Tiểu học Dang Kang than vãn: “Bụi lúc nào cũng “thường trực” trong sân trường và lớp học. Học sinh đến trường phải đeo khẩu trang, quần áo, sách vở đều dính bụi ố vàng. Đặc biệt, mỗi lần có xe chạy qua, giáo viên và học sinh phải đóng kín cửa, chờ hết bụi mới tiếp tục học được. Mùa mưa đường trơn trượt, học sinh đi xe đạp phải dẫn bộ, xách dép, xắn ống quần tới tận gối”.

122
Mỗi ngày, người dân phải tưới ba lần nước để hạn chế bụi bay vào nhà.

Dân kêu, chính quyền cũng... đành chịu

Nhiều năm qua, người dân liên tục “cầu cứu” chính quyền địa phương về tình trạng Tỉnh lộ 9 xuống cấp dẫn đến nguy cơ mất ATGT, ô nhiễm môi trường trầm trọng nhưng chính quyền xã thì “lực bất tòng tâm”, chỉ biết trông chờ vào cấp trên.

Trao đổi với PV, bà H’ Băi Byă, Phó Chủ tịch UBND xã Dang Kang cho biết, hiện tỉnh lộ 9 qua địa bàn xã đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được đầu tư sửa chữa. “Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị với cấp trên để sớm giải quyết vấn đề này. Mỗi lần có xe cát, xe gạch đi qua người lưu thông phải tấp vào lề nhường đường, hết bụi mới đi tiếp. Nhà dân hai bên đường, ngày cũng như đêm đóng cửa im ỉm, không dám ló đầu ra”, bà H’ Băi Byă cho biết.

Ông Tô Quang Dịnh, Phó phòng Giao thông (Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk) cho biết, Tỉnh lộ 9 được thi công từ lâu cộng với tình trạng xe quá tải lưu thông nhiều nên đường xuống cấp nhanh. Sở đã nhiều lần sửa chữa, đổ đất cấp phối chắp vá tạo điều kiện cho dân đi lại. Hiện Tỉnh lộ 9 đã có dự án cải tạo nâng cấp nhưng không biết năm nào mới thực hiện được.

Được biết, hàng năm Tỉnh lộ 9 đều được cấp kinh phí để đầu tư sửa chữa nhưng dân vẫn sống trong cảnh lầy lội, bụi bặm. Cụ thể, trong năm 2013 và 2014, Sở GTVT đã bỏ ra 4,1 tỷ đồng để sửa chữa. Trong năm 2015, Sở sẽ tiếp tục chi thêm 3 tỷ đồng để tu bổ. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.