• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Đắk Lắk: Rà soát tổng thể cầu treo, cầu tạm

13/03/2014, 09:18

Toàn tỉnh hiện có 318 cầu treo và cầu tạm, có cầu đã từng bị sập, nhưng hiện nay vẫn phải "gồng mình" cõng người dân qua lại.


Chỉ trong hai năm, tại Đắk Lắk đã xảy ra hai vụ sập cầu treo. Vào ngày 26/9/2013, tại địa bàn huyện Krông Bông, cầu treo bắc qua suối Krông Kmar (thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông) nối khu vực dân cư với vùng đất canh tác đã bị sập khiến ông Nguyễn Hữu Sơn (trú tại tổ dân phố 6, thị trấn Krông Kmar) bị thương nặng. Nguyên nhân dẫn đến sập cầu là do bị tuột dây cáp treo. Sau khi khắc phục, hiện hai cây cầu này vẫn tiếp tục được sử dụng và không ai dám chắc sẽ không có sự cố nào tiếp tục xảy ra.


Trước đó một năm (2012), cầu treo buôn Khanh (xã Cư Pui, Krông Bông) tải trọng 1,8 tấn bị sập, rất may không có thiệt hại về người. Cầu này được đưa vào sử dụng năm 2002, nhưng không được duy tu bảo dưỡng (chủ yếu do người dân trong xã thay ván mặt cầu theo kiểu thủ công). Nguyên nhân cầu sập được xác định do cầu xây dựng đã lâu, trong khi nhu cầu đi lại, vận chuyển qua cầu vượt quá tải trọng. 


Theo Ban ATGT Đắk Lắk, là địa phương có đặc điểm địa hình bị chia cắt, nhiều sông suối, nên cầu treo là phương tiện hữu dụng trong việc đi lại của người dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện trên địa bàn tỉnh chủ yếu là cầu treo, trong đó huyện Krông Năng: 28 cầu, Buôn Đôn: 19, Ea H’leo: 16, Krông Pak: 13, Krông Bông: 32, Krông Ana: 7, thị xã Buôn Hồ: 14, Cư M’gar: 37, Ea Súp: 12, Krông Buk: 10, M’Drak: 14, Ea Kar: 44, Lak: 37, Cư Kuin: 22 và TP Buôn Ma Thuột: 13 cầu. Đây là những cầu chủ yếu được làm bằng gỗ tạm hoặc bằng sắt thép, có tải trọng thấp, hiện đã hư hỏng, xuống cấp. Nguyên nhân do các cầu này chủ yếu được xây tạm thời, quy mô nhỏ, không có quy chuẩn thiết kế, tuổi thọ đã nhiều năm, lại ít được duy tu, bảo dưỡng. 


Thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT về việc giao nhiệm vụ lập Đề án “Xây dựng cầu treo dân sinh bảo đảm ATGT”,  Sở GTVT đã phối hợp với Công ty Cổ phần ATH Tư vấn và Đầu tư xây dựng tiến hành khảo sát, qua đó thống nhất đưa 32 cầu (trong tổng số 318 cầu) vào Đề án nói trên. Cụ thể, huyện Krông Năng: 4 cầu, Buôn Đôn: 4, Krông Bông: 8, Krông Ana: 2, Ea Súp: 1, Ea H’leo: 2, Ea Kar: 3, Lak: 5 và thị xã Buôn Hồ: 3 cầu. Con số này vẫn còn ít so với số lượng cầu treo, cầu tạm hiện đã xuống cấp, hư hỏng cần được duy tu, sửa chữa. 


Sau vụ lật cầu treo làm 8 người chết tại Lai Châu, Sở GTVT Đắk Lắk đã có công văn gửi các địa phương rà soát lại tất cả những cầu treo, cầu tạm. Sau đó Ban ATGT tỉnh lập đoàn liên ngành kiểm tra chất lượng tất cả 318 cầu treo, để tìm ra giải pháp. Theo kế hoạch, đến ngày 20/4 đoàn liên ngành kết thúc đợt kiểm tra, Sở GTVT sẽ báo cáo cụ thể phương án khắc phục những cầu yếu lên Bộ GTVT.

Tư Bình
 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.