Sáng nay (6/8), các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 2 bắt đầu làm bài thi môn Ngữ Văn. Đáp án môn Văn thi được cập nhật nhanh nhất sau khi thí sinh kết thúc bài thi.
Cập nhật đáp án môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 2 nhanh, chính xác
Thời gian làm bài của môn thi Ngữ Văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 đợt 2 là 120 phút, bắt đầu từ 7h35, nộp bài lúc 9h35.
>>> Gợi ý đáp án môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 2
Phần I
Câu 1:
Theo đoạn trích, mục đích của việc chăm sóc và giữ gìn hành tinh vì đó là mái nhà thân yêu của bạn, để cho các thế hệ mai sau - bất kể màu da, sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch - có thể phát triển một cách trọn vẹn trong tương lai.
Câu 2:
Những điều cần gũi, trong việc đơn giản nên làm để bắt đầu xây dựng mái nhà chung: không hút thuốc, trồng thêm cây xanh, không đối xử thô bạo với động vật...
Phần II
Câu 1:
- Hợp tác là chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
- Tinh thần hợp tác tốt với mọi người của mỗi cá nhân được hiểu là thái độ sống tích cực, cùng liên kết, giúp đỡ lẫn nhau để đạt hiệu quả cao trong công việc, trong học tập, vì lợi ích chung.
- Thái độ hợp tác tốt với mọi người của mỗi cá nhân được thể hiện ở việc biết lắng nghe ý kiến của mọi người; biết chia sẻ những thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong công việc; tin tưởng và đặt niềm tin vào người khác; sẵn sàng góp ý trên tinh thần trách nhiệm, thân ái và dây dựng.
- Sự hợp tác, đoàn kết giúp con người gắn kết với nhau, tạo nên sức mạnh to lớn cả về tinh thần lẫn vật chất, làm được những việc lớn lao và chắc chắn thành công trong công việc.
- Nếu không có tinh thần hợp tác với mọi người, bản thân sẽ làm việc đơn độc, không nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của tập thể, khó vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt công việc. Người không muốn hợp tác thường tách mình ra khỏi tập thể, sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm. Những người như thế thật đáng chê trách.
- Là học sinh, nhất định phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè, tích cực tham gia các hoạt động chung của tập thể và cộng đồng, xây dựng mối liên kết bền chặt với những người xung quanh, không ngừng phấn đấu học tập và rèn luyện bản thân để trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
Câu 2:
Luận điểm 1: Thiên nhiên và con người miền Tây Bắc (4 câu đầu)
- Thiên nhiên và con người Tây Bắc là một thế giới hoàn toàn khác với đoạn thơ đầu. Đó là một cảnh sắc mềm mại, uyển chuyển, tinh tế, đầy chất thơ, chất nhạc và hào hoa lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa...
Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ
+ Hình ảnh quá đỗi đẹp giữa thiên nhiên con người Tây Bắc, đó là hình ảnh giao lưu giữa các chiến sĩ hành quân và các cô gái Thái e ấp, dịu dàng và không kém phần rực rỡ
+ Họ cùng giao lưu, chuyện trò, cùng nhảy múa cho ta thấy được tình cảm quân nhân đối với những người dân và ngược lại
+ Đó là một đêm nhạc vui vẻ của những người chiến sĩ, bỏ lại đằng sau sự ác liệt của chiến tranh
+ Họ đã cùng hòa quyện vào nhau tạo nên một tình đoàn kết giữa tiền tuyến và hậu phương
- Quang Dũng đã vẽ lên những nét vẽ khỏe khoắn và đầy mê say dẫn người đọc vào một đêm liên hoan văn nghệ đầy hấp dẫn.
+ Chúng ta có thể thấy được các cô gái nơi đây có một sự chuẩn bị kĩ lưỡng khi đứng trước những chiến sĩ, đó không chỉ nói lên sự ngưỡng mộ đối với các chiến sĩ mà còn thể hiện sự quan tâm tình cảm của các cô gái dành cho các chiến sĩ, nó được nhìn rõ qua câu thơ:
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
- Sẽ rất thiếu sót nếu như chúng ta dừng lại ở đây. Bởi lẽ bốn câu sau của đoạn thơ mới thực sự thi vị. Cả bốn câu là cảnh sắc Tây Bắc gợi cảm giác mênh mang, huyền ảo:
“Người đi Mộc Châu chiều sương ấy...
...Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
+ Một không gian bảng lảng khói sương như trong cõi mộng cứ thế hiện ra. Cái thực của khí trời Tây Bắc, cái mộng của không khí bảng lảng sương khói hiện lên như một miền cổ tích.
+ Không gian dòng sông buổi chiều giăng mắc một màu sương, sông nước bến bờ hoang dại như một bờ tiền sử.
"Có nhớ dáng người trên độc mộc "
+ Câu thơ không tả mà gợi, gợi cái dáng mềm mại uyển chuyển của cô gái trên chiếc thuyền độc mộc. Cảnh rất thơ và người cũng rất tình.
+ Qua những nét vẽ hư ảo trên, ta như thấy trước mắt mình một bức tranh sơn thủy hữu tình mang dấu ấn của một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, tài hoa vô cùng yêu mến, gắn bó với mảnh đất miền Tây - tâm hồn Quang Dũng.
Đề thi Ngữ văn tương đương đề đợt 1, gần gũi thí sinh
Sáng 6/8, các thí sinh dự thi đợt 2 Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 đã hoàn thành môn thi đầu tiên – môn Ngữ văn. Nhận xét về đề thi lần này, một số giáo viên cho rằng đề môn Ngữ văn đợt 2 hay, bao quát chương trình, có tính phân hóa tốt. So với đề thi đợt 1, đề lần này tương đối gần gũi và nhẹ nhàng hơn.
Thầy Dương Trung Thành, Trưởng bộ môn Ngữ văn của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bắc Giang, chia sẻ: Đề thi môn Ngữ văn bao giờ cũng được dư luận quan tâm, trông đợi. Điều đó thể hiện sự quan tâm của dư luận xã hội với môn Ngữ văn và tầm quan trọng của môn học này trong việc đánh giá cả quá trình học tập của thí sinh. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông được chia làm 2 đợt - tháng 7 và tháng 8/2021, tuy nhiên, sức nóng và sự quan tâm của xã hội với đề thi Ngữ văn vẫn không hề giảm sút.
Theo thầy Dương Trung Thành, đề thi Ngữ văn đợt 2 nằm trong trọng tâm ôn tập lớp 12 và phù hợp, gây hứng thú cho thí sinh trong quá trình làm bài. Xét ở mức độ phân hóa, đề thi Ngữ văn lần này có độ khó và phân hóa tương đương với đề thi lần 1.
Cấu trúc đề thi gồm 2 phần: Phần I, thí sinh khai thác nội dung đoạn trích trong văn bản "Món quà cuộc sống" của tác giả Dr. Bemie S. Siegel. Thí sinh trả lời 4 câu hỏi phù hợp với 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Các câu hỏi yêu cầu học sinh khai thác các lớp nội dung của đoạn trích. Ngữ liệu được đánh giá gần gũi, dễ hiểu, thiết thực với nhận thức của học sinh. Những vấn đề về môi trường tự nhiên, về sự khác biệt màu da, không gian văn hóa; văn hóa sống tôn trọng sự khác biệt để xây dựng một cuộc sống hòa bình, phát triển thịnh vượng luôn là mục tiêu của bất cứ quốc gia, dân tộc nào đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay. Từ một vấn đề thiết thực nêu trên, học sinh trình bày cách hiểu và thể hiện kiến giải, bộc lộ quan điểm cá nhân. Ngữ liệu gây được sự thích thú và câu hỏi kích thích học sinh thể hiện hiểu biết và cái tôi của mình.
Phần thứ 2 - Phần Làm văn, câu hỏi nghị luận xã hội từ nội dung đoạn đọc hiểu, thí sinh viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống. Vấn đề được bàn khá cụ thể, cần thiết với mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội. Trong đoạn văn 20 dòng, thí sinh chỉ cần làm rõ vai trò quan trọng làm nên "sự cần thiết" của tinh thần hợp tác như thế nào. Trong quá trình viết cần lấy dẫn chứng cụ thể, xác đáng; luận điểm sáng rõ, mạch lạc, rõ ràng sẽ thuyết phục giám khảo chấm. Câu nghị luận văn học yêu cầu học sinh cảm nhận về đoạn trích trong bài thơ "Tây Tiến" của tác giả Quang Dũng. Trong câu nghị luận văn học có một ý hỏi phụ từ việc cảm nhận đoạn thơ, thí sinh nhận xét cảm hứng lãng mạn trong đoạn thơ. Đây là ý hỏi có tính phân loại đối với học sinh khá giỏi môn Văn. Để giải quyết triệt để yêu cầu này, học sinh cần hiểu được các khái niệm lãng mạn là gì, về phong cách thơ Quang Dũng. Đây là một trong những đoạn thơ hay nhất và thể hiện rõ nét nhất chất lãng mạn bay bổng, tinh tế của hồn thơ "xứ Đoài mây trắng".
Thầy Dương Trung Thành cho rằng với cấu trúc đề và hệ thống câu hỏi phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh, dự đoán đa số thí sinh sẽ đạt từ điểm trung bình trở lên. Phổ điểm 6,0 - 7,0 chiếm đa số. Những thí sinh giỏi văn sẽ đạt điểm từ 8,0 – 9,0, thậm chí trên 9 nếu kiến thức lí luận chắc chắn và có những kiến giải độc đáo, thú vị, tuy nhiên, số lượng này không nhiều.
Cô Nguyễn Thị Lan Hương, Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát (Hà Nội). cũng đánh giá, về cơ bản, đề thi Ngữ văn đợt 2 cân đối với đề thi đợt 1 nên vừa sức học sinh và không gây bất ngờ. Từ văn bản đọc hiểu đến phần đoạn văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học tương tự nhau. Văn bản đọc hiểu trong đề Ngữ văn đợt 2 có phần dễ hiểu hơn so với đề đợt 1. Từ vấn đề sống cống hiến đến tinh thần hợp tác trong phần nghị luận xã hội đều khá hay vì thiết thực trong hoàn cảnh hiện nay, đòi hỏi mọi cá nhân phải biết hy sinh, biết chia sẻ, biết chấp nhận, biết vì cái chung… Điều này khiến cho đề Ngữ văn gần gũi hơn với thí sinh.
Phần nghị luận văn học ở cả 2 đợt thi đều về thơ. Đoạn thơ trong đề khơi gợi ở học sinh những rung cảm đẹp. Tuy nhiên, để đạt điểm cao đòi hỏi học sinh phải có năng lực cảm thụ tốt. Phần yêu cầu nhận xét về cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến hơi khó so với đa số học sinh. Vì không phải học sinh nào cũng có am hiểu chuyên sâu. Câu này sẽ giúp phân hóa thí sinh, đáp ứng mục tiêu sử dụng kết quả để xét tuyển đại học, cao đẳng.
(Theo Thethaovanhoa.vn)
>>> Đề thi môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 2
>>> Lịch thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 2:
Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đợt 2
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), cả nước có 11.900 thí sinh của gần 40 tỉnh thành tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2. Trong đó có nhiều tỉnh, thành do số lượng thí sinh ít hoặc tình hình dịch bệnh phức tạp nên không tổ chức thi mà “gửi” thí sinh sang các hội đồng thi khác. Theo đó, tổng số hội đồng thi của đợt 2 là 13 hội đồng trên cả nước.
Bắc Giang là địa phương có nhiều thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 nhất. Toàn tỉnh tổ chức 1 hội đồng thi với 8 điểm thi cho 3055 thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh Bắc Giang và 70 thí sinh dự thi đợt 2 của 7 tỉnh: Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh và Nghệ An.
Trước đó, ngày 8/7, gần 1 triệu thí sinh trong cả nước đã làm bài thi môn Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 1. Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn của cả nước năm 2021 cho thấy: Có 978,027 thí sinh tham gia thi bài thi Ngữ văn trong đó điểm trung bình là 6.47 điểm, điểm trung vị là 6.5 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7.0 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 172 (chiếm tỷ lệ 0.02%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 117,915 (chiếm tỷ lệ 12.06%).
Đề thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 1
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận