Tại hiện trường trên tuyến Hồ Chí Minh nhánh Tây, nhánh Đông, QL14G, PV ghi nhận nhiều điểm sạt lở lề, mái taluy âm ăn sâu vào nền, mặt đường và có nguy cơ phát triển sau thêm vào mặt, nền đường nếu mưa lớn tiếp tục diễn ra.
Điển hình, tại Km1330+950 tuyến Hồ Chí Minh nhánh Đông, mái taluy âm bị sạt lở nghiêm trọng âm sâu khoảng từ 1-2m vào nền, mặt đường. Vết sạt lở ăn sâu, chạy dài khoảng hơn 20m, hộ lan tôn song bị đứt gãy, hư hại. Tiếp đó, tại Km1357+790, xói lở làm trôi hoàn toàn hạ lưu cống thoát nước, mái taluy âm bị sạt lở nghiêm trọng ăn sâu vào nền, mặt đường.
Mưa lớn cũng gây thiệt hại nghiêm trọng nhiều hạng mục công trình trên tuyến Hồ Chí Minh nhánh Tây. Cụ thể, tại Km495+910, Km485+910, mưa lớn làm xói lở hoàn toàn rãnh dọc và lề đường, có điểm ăn sâu vào nền, mặt đường, với tổng cộng chiều dài khoảng 500m.
Kiểm tra hiện trường hư hỏng giao thông do mưa lũ, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó cục trưởng Cục QLĐB III cho hay, trên tuyến Hồ Chí Minh nhánh Tây, nhánh Đông và tuyến QL14G xảy ra 17 điểm sạt lở mái taluy dương nghiêm trọng, gây tắc đường; 4 điểm sạt lở mái taluy âm (1 điểm trên QL14G, 1 điểm Hồ Chí Minh nhánh Tây, 2 điểm tuyến Hồ Chí Minh nhánh Đông).
Trong 5 điểm sạt mái taluy âm thì có đến 3 điểm sạt lở gây thu hẹp mặt đường. Trên toàn tuyến Hồ Chí Minh nhánh Đông và nhánh Tây xuất hiện 7 vị trí mặt đường bị lún sụt; 3 cống thoát nước ngang bị xói lở hoàn toàn hạ lưu. Khối lượng chiều dài rảnh dọc và lề đường bị xói lở, cuốn trôi khoảng 2.500m.
Ông Bình yêu cầu Chi cục QLĐB III.1, đơn vị quản lý các tuyến đường khẩn trương huy động nhân lực, thiết bị, máy móc, vật tư triển khai phương án, biện pháp khắc phục, đảm bảo an toàn giao thông.
Triển khai, bố trí nhân lực trực gác, đảm bảo ATGT tại vị trí xung yếu, sạt lở và sẵn sàng thực hiện ứng cứu khi có tình huống xảy ra. Đồng thời, huy động tối đa phương tiện, vật tư, nhân lực khắc phục đảm bảo giao thông trên tuyến.
Theo ông Bình, gay sau khi thiệt hại xảy ra, Cục QLĐB III đã chỉ đạo triển khai ngay các biện pháp khắc phục, nhằm hạn chế thiệt hại trước mắt và đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến. Đối với vị trí ngập nước, các đơn vị, lực lượng quản lý tiến hành cử lực lượng rào chắn, điều tiết, phân luồng giao thông.
Tại các ví trí sạt lở taluy dương, với quan điểm là khẩn trương khắc phục ngay, nên các đơn vị đã huy động thiết bị, nhân lực giải tỏa, hót dở đất đá, cây cối, kịp thời thông xe 1 làn. Còn tại các vị trí xảy ra sạt lở taluy âm, các đơn vị, lực lượng tiến hành rào chắn, bố trí cảnh báo, đảm bảo ATGT.
“Hiện nay mưa lớn vẫn đang tiếp tục diễn ra, các tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, lại đóng vai trò huyết mạch giao thông trong khu vực và vị trí sạt lở có nguy cơ gây đứt đường, với tính chất quan trọng như vậy, Cục QLĐB III đã yêu cầu các đơn vị, lực lượng quản lý tổ chức thực hiện ngay công tác gia cố vị trí sạt lở tại Km1330+950, Km1357+790 bằng giải pháp rọ thép, kè, hoàn trả bề rộng mặt đường, ngăn ngừa đứt đường, đảm bảo an toàn giao thông.
Còn những vị trí sạt lở, hư hại công trình còn lại, Cục QLĐB III sẽ tổng hợp báo cáo Tổng cục Đường bộ VN xin chủ trương để thực hiện.
>>>>Video cận cảnh điểm sạt lở taluy âm Km1330+950 tuyến HCM nhánh Đông qua Quảng Nam:
>>> Video đường HCM xuất hiện bị sụt lún lớn, nước xói lở rãnh dọc ăn sâu vào nền, mặt đường:
>>>Hiện trường sạt lở lớn các tuyến đường HCM,QL14G qua Quảng Nam do mưa lũ:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận