Theo phong tục người Việt, với mong ước cầu an, cầu tài lộc, các gia đình thường du xuân tìm đến các chùa chiền cổ. Theo nhà Phong thủy Lương Ngọc Huỳnh, năm mới muốn cầu an thì nên đến chùa Dâu Bắc Ninh, Chùa Trấn Quốc, Chùa Hương Hà Nội, Chùa Yên Tử Quảng Ninh. Đó là những ngôi chùa có điển tích và lâu đời.
Muốn giải hạn sao, trừ tà, trừ yêu thì đến Đền Quán Thánh, Hà Nội.
Muốn cầu tài cầu lộc thì về Hoàng Thành Thăng Long, hay lên đỉnh núi Ba Vì nơi Thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên và Thánh Tản Viên. Hoặc đến những nơi thờ các vị Vua của Việt Nam ở khắp các tỉnh thành mà kính lễ.
"Làng nào có chùa cổ thì nên đến ngôi chùa của làng mình, lên đình của làng mình mà lễ", ông Huỳnh cho hay.
Chùa Dâu
Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất ở Việt Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, do đã được xây dựng lại. Chùa Dâu nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ: Chùa Dâu thời Pháp Vân “mây pháp”, chùa Đậu thờ Pháp Vũ, “mưa pháp”, chùa Tướng thờ Pháp Lôi “sấm pháp”, chùa Dàn thờ Pháp Điện “chớp pháp” và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần. Đây là địa điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng ở miền Bắc.
Chùa Hương
Hội chùa Hương diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến tháng 3 Âm lịch. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.
Ngoài cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, lý do khiến chùa Hương trở thành điểm hành hương nổi tiếng ở Việt Nam bởi theo tương truyền, đây là nơi Quan Thế Âm Bồ Tát đã ứng hiện tu hành.
Chùa Yên Tử
Chùa Yên Tử nằm trên ngọn núi Yên Tử, độ cao 1.068m, thuộc huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Dưới thời vua Trần Nhân Tông vào khoảng thế kỷ XIII nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo của Việt Nam do vua Trần Nhân Tông sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên, với pháp danh là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.
Ngày nay, chùa Yên Tử trở thành địa chỉ hành hương của nhiều Phật tử và những người theo tín ngưỡng đạo Phật. Dịp đầu xuân năm mới du khách về đây để vãn cảnh và cầu may.
Đền Quán Thánh
Nằm ở Hồ Tây trong một khuôn viên xinh đẹp rộng lớn, đền Quán Thánh là một trong bốn "Thăng Long Tứ Trấn" của Thăng Long xưa. Ngôi đền này có hai tên gọi khác nhau: đền Quán Thánh hoặc Trấn Vũ quán. Trấn Vũ quán được xây dựng vào thời kì Đạo giáo hưng thịnh ở Việt Nam, từ khi Đạo giáo suy thoái mới đổi tên thành đền Quán Thánh như ngày nay. Đây được coi là một trong số ít những nơi còn thờ Đạo giáo ở nước ta, vẫn giữ được những đặc điểm, bản chất Đạo giáo....
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận