• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông gấp đôi có khả thi?

10/12/2017, 07:17

Sở GTVT TP.HCM đang dự thảo tờ trình đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông khu vực nội đô lên gấp đôi.

7

Sở GTVT đề xuất tăng gấp đôi mức phạt vi phạm giao thông trong nội thành để lấy nguồn thu phát triển hạ tầng giao thông (Trong ảnh: Xe máy lao lên vỉa hè đường Lý Tự Trọng, TP.HCM) - Ảnh: Ngọc Dương

Nguồn thu từ xử phạt chủ yếu điều chỉnh về TTATGT

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Bùi Xuân Cường, cho biết: “HĐND TP có thể xem xét tăng mức phạt vi phạm giao thông ở khu vực nội thành lên gấp đôi so với hiện nay. Điều này đã được cho phép trong Luật Xử lý vi phạm hành chính và không cần phải áp dụng cơ chế đặc thù, thành phố vẫn có thể quyết định. Hiện, Sở GTVT đã có dự thảo văn bản về vấn đề này và UBND TP đang giao Sở Tư pháp và Công an TP góp ý, bổ sung”.

Về văn bản dự thảo đề xuất mức xử phạt vi phạm giao thông tăng gấp đôi, ông Cường cho biết, Sở GTVT cũng giao Thanh tra Sở nghiên cứu, tham mưu đề xuất liên quan đến mức phạt vi phạm đậu đỗ sai quy định thuộc thẩm quyền xử phạt của Thanh tra giao thông. Nguồn thu từ xử phạt chủ yếu điều chỉnh về trật tự ATGT trên địa bàn TP. Đề xuất này có tính khả thi sau khi nghiên cứu đề xuất xử phạt tại những vị trí và mức vi phạm cụ thể. HĐND TP có thể xem xét tăng mức phạt vi phạm giao thông nhưng không quá hai lần theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính .

Người dân, chuyên gia nói gì?

Ủng hộ quan điểm đề xuất mức xử phạt vi phạm giao thông gấp đôi để tăng tính răn đe, tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Thanh (nhà ở quận 1) cho rằng, cần xử lý nghiêm minh, công bằng với các vi phạm. Theo ông Thanh, hành vi vi phạm giao thông cơ bản không nằm ở mức phạt, mà ở chỗ họ vi phạm nhưng không bị phạt. Giờ cao điểm phương tiện chạy lộn xộn, ô tô đỗ bừa bãi, xe buýt cứ nhắm làn xe máy mà đi, vỉa hè toàn xe máy, nhưng không ai bị phạt, nên cứ thế mạnh ai nấy chạy. Chẳng hạn, ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Pasteur (quận 1) có tình trạng ô tô đỗ đầy đường. Nếu gắn camera hoặc trang bị cho CSGT camera để ghi hình phạt nguội, bảo đảm tình trạng vi phạm giảm ngay.

TS. Nguyễn Bá Hoàng, Phó hiệu trưởng trường ĐH GTVT TP.HCM cho rằng, việc thành phố tăng xử phạt vi phạm giao thông lên gấp đôi có thể gây áp lực cho người tham gia giao thông. “Tuy nhiên, đây là việc nên làm, cá nhân tôi ủng hộ đề xuất này, bởi hiện nay hạ tầng giao thông của TP chưa thực sự tốt trong khi ý thức của nhiều người dân còn kém. Đề án này có khả thi hay không còn phụ thuộc cách thức làm như thế nào, các hành vi vi phạm giao thông tăng mức phạt cần nghiên cứu cụ thể, hợp lý để người dân đồng thuận. Chẳng hạn, hành vi đậu đỗ xe sai quy định, tăng mức xử phạt gấp đôi để giảm ách tắc trên vỉa hè…”.

Trong khi đó, GS.TS. Nguyễn Trọng Hòa, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết, TP HCM là một đô thị đặc biệt nên cũng cần có những cơ chế quản lý, xử phạt khác với các tỉnh thành. Với những hành vi vi phạm đã có trong luật thì việc xử phạt dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để tăng mức xử phạt thì phải có căn cứ, lý giải vì sao tăng, thực hiện rõ ràng để dư luận ủng hộ. Riêng đối với những hành vi vi phạm giao thông không có trong luật định, người dân thành phố vi phạm nhiều trong khi các tỉnh thành không có thì cũng cần đưa vào luật để có cơ sở xử phạt nhằm tác động đến hành vi, nâng cao ý thức của người dân. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.