• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Đến 2025 xóa hoàn toàn lối đi tự mở qua đường sắt

22/05/2018, 13:30

Nghị định 65/2018 thi hành một số điều của Luật Đường sắt vừa được Thủ tướng ký ban hành, luật hóa nhiều vấn đề...

7

Trách nhiệm quản lý và xóa bỏ điểm đen, lối đi tự mở qua đường sắt của UBND các cấp được quy định rõ trong Nghị định 65/2018/NĐ-CP

Trong đó, đáng chú ý là việc đặt mục tiêu xóa sổ lối đi tự mở, quản lý điểm đen, quy định niên hạn phương tiện,... để nâng cao ATGT đường sắt.

Hàng ngàn lối đi tự mở - điểm đen TNGT đường sắt

Cục Đường sắt VN cho biết, năm 2017, trên mạng lưới đường sắt có tới hơn 4.200 lối đi tự mở (đường dân sinh theo cách gọi cũ), chiếm 73,7% tổng số điểm giao cắt đồng mức đường bộ - đường sắt. Ngoài ra, còn hơn 14 nghìn vị trí thường xuyên xảy ra vi phạm hành lang ATGT đường sắt. Đây là những điểm nguy cơ xảy ra TNGT đường sắt cao. Tuy nhiên tại nhiều nơi, chính quyền địa phương còn thờ ơ, chưa thực sự vào cuộc, coi đây là trách nhiệm chính của ngành Đường sắt.

Ông Phạm Nguyễn Chiến, Trưởng ban An ninh - ATGT đường sắt, Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, nguyên nhân khiến TNGT đường sắt diễn biến phức tạp những năm vừa qua do chưa có các quy định pháp lý trong xác định điểm đen mất ATGT đường sắt. Cùng đó, hiện chưa có hệ thống quản lý, quy định và phân định rạch ròi trách nhiệm của các chủ thể khi xảy ra TNGT đường sắt.

Vị trí nguy hiểm đối với ATGT đường sắt gồm: Nơi thường xuyên xảy ra TNGT (điểm đen TNGT đường sắt); Nơi có thể xảy ra TNGT (điểm tiềm ẩn TNGT đường sắt). Đặc biệt, tiêu chí xác định điểm đen dựa trên số vụ và mức độ thiệt hại do TNGT đường sắt gây ra.

Trước bất cập trên, khi dự thảo Nghị định 65/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt 2017, các cơ quan quản lý đặc biệt lưu tâm đến vấn đề này. Trung tuần tháng 5/2018 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định 65 và sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2018, luật hóa cụ thể những vấn đề này. Theo đó, lần đầu tiên có quy định rõ vị trí nguy hiểm đối với ATGT đường sắt và tiêu chí xác định điểm đen.

Nghị định cũng quy định rõ trách nhiệm quản lý và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn đối với vị trí nguy hiểm đối với ATGT đường sắt. “Đối với việc quản lý lối đi tự mở qua đường sắt của các chủ thể gồm: UBND cấp tỉnh, cơ quan quản lý chuyên ngành GTVT đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng. Đối với các lối đi dân sinh tự mở, phải thực hiện các biện pháp để kiềm chế phát sinh lối đi tự mở, thu hẹp và xóa bỏ lối đi tự mở theo lộ trình quy định. Đến năm 2025, phải hoàn thành xóa bỏ toàn bộ lối đi tự mở qua đường sắt”, nghị định nêu.

Trao đổi với Báo Giao thông, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN Đoàn Duy Hoạch cho biết, những quy định mới của nghị định sẽ tạo thuận lợi lớn cho công tác quản lý và đảm bảo ATGT đường sắt. Việc xác định rõ các điểm đen và vị trí nguy hiểm đối với ATGT đường sắt có sự thống nhất trong quản lý, thống kê, theo dõi TNGT đường sắt.  

Theo ông Hoạch, quan trọng hơn, nghị định quy rõ trách nhiệm của UBND các cấp trên địa bàn trong quản lý hành lang ATGT đường sắt, điểm giao cắt đường sắt - đường bộ, lối đi tự mở. Cụ thể, UBND cấp huyện phải xác nhận hồ sơ vị trí nguy hiểm; chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan lập, quản lý và theo dõi những vị trí nguy hiểm; tổ chức giao thông khu vực vị trí nguy hiểm, giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt; tổ chức thực hiện giảm, xóa bỏ những vị trí nguy hiểm…

“Các nội dung này đã nêu tại quy chế phối hợp trong công tác đảm bảo ATGT đường sắt giữa Bộ GTVT với các tỉnh có đường sắt đi qua. Tuy nhiên, nay đã được luật hóa và là căn cứ để truy trách nhiệm nếu xảy ra vi phạm”, ông Hoạch nói.

Quy định rõ niên hạn phương tiện đường sắt

Một vấn đề khác được đặc biệt quan tâm là quy định niên hạn phương tiện đường sắt. Hiện nay, ngành Đường sắt đang khai thác hàng nghìn phương tiện (đầu máy, toa xe) quá cũ kĩ, lạc hậu, có phương tiện đã được vận dụng 50-60 năm. Theo thống kê năm 2017 của Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội, đơn vị đang quản lý hơn 3.000 toa xe hàng, nhưng có đến 1.900 xe đã sử dụng 30 năm, chiếm tới 60%; trong đó gần 300 toa xe thời gian sử dụng trên 48 năm. Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải quy định rõ niên hạn phương tiện đường sắt để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.

Nghị định 65 quy định niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt đối với từng loại phương tiện. Theo đó, đối với đầu máy, toa xe chở khách chạy trên chính tuyến của đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị: không quá 40 năm; Đối với toa xe chở hàng: không quá 45 năm. Đối với phương tiện nhập khẩu đã qua sử dụng, chỉ được nhập khẩu phương tiện đã qua sử dụng không quá 10 năm đối với toa xe chở khách, đầu máy, toa xe đường sắt đô thị; không quá 15 năm đối với toa xe chở hàng. Nghị định cũng quy định lộ trình thực hiện niên hạn phương tiện đường sắt; Trong đó, các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 1/1/2023: không được kéo dài thời gian hoạt động.

Ông Nguyễn Hồng Linh, Phó tổng giám đốc Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, doanh nghiệp cần hơn 1.000 tỷ đồng để đầu tư thay thế các toa xe đã quá niên hạn. Tuy nhiên, lộ trình này là hợp lý để doanh nghiệp có thời gian cũng như chuẩn bị vốn cho việc đóng mới thay thế. Thực hiện chủ trương thay thế toa xe quá niên hạn, từ năm 2017 đến nay, hai công ty vận tải đường sắt Hà Nội, Sài Gòn đã và đang đóng mới 150 toa xe khách thế hệ 3. Riêng Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội, theo nghị định trên, năm 2018 có đến 500 toa xe hàng phải thanh lý.

Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó trưởng ban Đầu máy - Toa xe Tổng công ty Đường sắt VN, tính đến 31/12/2018, sẽ có 63 đầu máy hết hạn sử dụng, chiếm 22% số lượng đầu máy và 12% về công suất sức kéo của tổng công ty. Đến 31/12/2020, tổng công ty phải bố trí nguồn lực để thay thế 79 đầu máy hết hạn sử dụng bao gồm 19 đầu máy Bỉ đang là đầu máy chủ lực của đường sắt VN nên rất tốn kém.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.