Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay
Tính từ 16h ngày 16/3 đến 16h ngày 17/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 178.112 ca nhiễm mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 178.109 ca ghi nhận trong nước (giảm 2.443 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 124.725 ca trong cộng đồng).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 36.388.308 mẫu tương đương 82.126.716 lượt người, tăng 165.465 mẫu so với ngày trước đó.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (25.311), Nghệ An (10.511), Lào Cai (9.574), Phú Thọ (7.867), Bắc Ninh (5.020), Lạng Sơn (4.869), Hải Dương (4.856), Thái Nguyên (4.835), Đắk Lắk (4.592), Tuyên Quang (4.389), Bình Dương (4.264), Hưng Yên (3.971), Vĩnh Phúc (3.870), Hòa Bình (3.844), Cà Mau (3.747), Sơn La (3.699), Gia Lai (3.620), Quảng Bình (3.565), Thái Bình (3.157), Bắc Giang (2.985), Yên Bái (2.977), Bình Định (2.955), Điện Biên (2.945), Quảng Ninh (2.885), Cao Bằng (2.880), Lâm Đồng (2.861), Hải Phòng (2.844), Bến Tre (2.734), Quảng Trị (2.417), TP. Hồ Chí Minh (2.369), Lai Châu (2.279), Nam Định (2.265), Ninh Bình (2.260), Hà Nam (2.160), Bình Phước (1.987), Tây Ninh (1.986), Vĩnh Long (1.952), Hà Giang (1.920), Bắc Kạn (1.639), Khánh Hòa (1.), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.270), Phú Yên (1.196), Đà Nẵng (1.086), Đắk Nông (995), Thanh Hóa (933), Hà Tĩnh (927), Trà Vinh (873), Quảng Ngãi (820), Kon Tum (793), Bình Thuận (783), Thừa Thiên Huế (505), Quảng Nam (358), Bạc Liêu (287), Đồng Nai (250), Long An (174), Cần Thơ (133), An Giang (130), Kiên Giang (90), Đồng Tháp (75), Sóc Trăng (57), Hậu Giang (53), Ninh Thuận (40), Tiền Giang (38).
Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 24.975 ca tại Vĩnh Phúc (trong đó đã bao gồm 5.000 ca thông báo ngày 16/3/2022 tại Vĩnh Phúc) và Sở Y tế Hải Dương đăng ký bổ sung 155.878 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (-1.021), Hà Nội (-909), Sơn La (-805).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Lào Cai (+4.764), Hải Phòng (+2.844), Gia Lai (+1.542).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 171.446 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam: Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 7.174.423 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 72.595 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 7.166.780 ca, trong đó có 3.683.171 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (916.456), TP. Hồ Chí Minh (577.598), Bình Dương (353.583), Nghệ An (315.448), Bắc Ninh (247.391).
Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 135.683 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.685.988 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.435 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.503 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 486 ca; Thở máy không xâm lấn: 115 ca; Thở máy xâm lấn: 325 ca- ECMO: 6 ca.
Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 16/3 đến 17h30 ngày 17/3 ghi nhận 76 ca tử vong tại: Hà Nội (7), Đồng Nai (6), Nam Định (5), Gia Lai (4), Hải Dương (4), Kiên Giang (4), Phú Thọ (4), Quảng Ninh (4), Bình Thuận (3), Hòa Bình (3 ca trong 2 ngày), Khánh Hòa (3), Lạng Sơn (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bạc Liêu (2), Quảng Bình (2), Thái Nguyên (2), TP. Hồ Chí Minh (2), Trà Vinh (2), Bắc Giang (1), Bắc Kạn (1), Bình Dương (1), Cà Mau (1), Cần Thơ (1), Đà Nẵng (1), Hà Giang (1), Hà Nam (1), Lâm Đồng (1), Nghệ An (1), Ninh Bình (1), Sóc Trăng (1), Tây Ninh (1), Thái Bình (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 75 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.683 ca, chiếm tỷ lệ 0,6% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 36.388.308 mẫu tương đương 82.126.716 lượt người, tăng 165.465 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 16/3 có 349.781 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 201.079.635 liều, trong đó:+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 184.024.335 liều: Mũi 1 là 70.932.002 liều; Mũi 2 là 67.850.628 liều; Mũi 3 là 1.493.406 liều; Mũi bổ sung là 14.617.645 liều; Mũi nhắc lại là 29.130.654liều.+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.055.300 liều.
Yêu cầu các trường chuẩn bị tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi ở TP.HCM
Ngày 17/3, Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM đã có văn bản gởi các đơn vị giáo dục trên địa bàn về công tác chuẩn bị tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 - 11 tuổi.
Theo đó, Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM yêu cầu các cơ sở giáo dục rà soát, lập danh sách trẻ em mầm non, học sinh thuộc độ tuổi tiêm chủng, đồng thời phối hợp với y tế cơ sở và cha mẹ học sinh để đánh giá ban đầu về tình trạng sức khỏe của trẻ.
Để chuẩn bị cho đợt tiêm chủng vắc xin cho nhóm trẻ 5-11 tuổi lần này, đã có hơn 5.626 cơ sở giáo dục ở TP.HCM đã tham gia tập huấn về công tác tiêm chủng.
Sở lưu ý các đơn vị đặc biệt quan tâm đến những trẻ mắc bệnh lý nền, béo phì… để phối hợp với ngành y tế thực hiện phương án tiêm chủng bảo đảm an toàn cho trẻ em, học sinh.
Đồng thời, các phòng giáo dục quận, huyện và TP Thủ Đức cần phối hợp với trung tâm y tế để tập huấn bổ sung cho các cơ sở giáo dục chưa tham gia tập huấn về quy trình tổ chức tiêm vắc xin cho trẻ 5-11 tuổi trước đó.
Văn bản trên cũng đề nghị các nhà trường cần có kế hoạch tuyên truyền, tư vấn cho phụ huynh về tác dụng, lợi ích của việc tiêm chủng, những phản ứng có thể gặp sau tiêm và trách nhiệm đảm bảo quyền lợi được tiêm của trẻ; tạo sự đồng thuận cho các em được tiêm chủng, tăng cường vận động phụ huynh của những trẻ chưa đồng thuận.
Được biết, để chuẩn bị cho đợt tiêm chủng vắc xin cho nhóm trẻ 5-11 tuổi lần này, đã có hơn 5.626 cơ sở giáo dục ở TP.HCM đã tham gia tập huấn về công tác tiêm chủng.
Thêm 25.311 ca mắc Covid-19 mới, số F0 ở Hà Nội vượt mốc 900.000
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội cho biết từ 18 giờ ngày 16/3 đến 18 giờ ngày 17/3, TP Hà Nội ghi nhận 25.311 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 8.133 ca cộng đồng, 17.178 ca đã cách ly.
Các bệnh nhân phân bố tại 499 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (1.487); Hà Đông (1.424); Thanh Trì (1.289); Đống Đa (1.281); Sóc Sơn (1.174).
Đây là ngày thứ 6 liên tiếp TP Hà Nội có số ca mắc Covid-19 giảm so với ngày trước đó.
Cộng dồn số mắc Covid-19 (F0) tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 917.630 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.820.458 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 69.015 ca nhiễm).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.607 ca, chiếm tỷ lệ 0,6% so với tổng số ca nhiễm.
Liên tục cập nhật thông tin diễn biến dịch Covid-19 trong ngày 17/3.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 6.812.818 ca, trong đó có 3.547.488 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (891.145), TP. Hồ Chí Minh (575.229), Bình Dương (349.319), Bắc Ninh (242.371), Nghệ An (297.937).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 167.163 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 3.547.488 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.210 ca.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 168.954 ca/ngày.
Số bệnh nhân tử vong:
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 74 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.607 ca, chiếm tỷ lệ 0,6% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 36.222.843 mẫu tương đương 81.949.741 lượt người, tăng 243.847 mẫu so với ngày trước đó.
Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 200.729.854 liều, trong đó số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 183.676.893 liều: Mũi 1 là 70.923.138 liều; Mũi 2 là 67.842.586 liều; Mũi 3 là 1.493.307 liều; Mũi bổ sung là 14.581.172 liều; Mũi nhắc lại là 28.836.690 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.052.961 liều: Mũi 1 là 8.751.020 liều; Mũi 2 là 8.301.941 liều.
Bộ Y tế giải trình việc chậm mua vaccine COVID-19 cho trẻ 5 - 12 tuổi
Bộ Y tế vừa có báo cáo, giải trình gửi Thủ tướng về tiến độ mua vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em ở TP.HCM. (Ảnh: HCDC).
Trong báo cáo gửi Thủ tướng ngày 11/3, Bộ Y tế cho biết đã khẩn trương làm việc với Pfizer để thương thảo, hoàn thiện các nội dung của dự thảo hợp đồng mua vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Nhưng vấn đề hoàn thiện hợp đồng phụ thuộc nhiều vào Pfizer do đơn vị này soạn thảo, Bộ Y tế không chủ động được.
Bộ cũng ra văn bản gửi Pfizer đề nghị sớm hoàn thiện và mong nhận đủ vaccine ngay trong quý 1/2022 và đã khẳng định giá cho mỗi liều. Cùng với đó, Bộ Y tế giao Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẩn trương hoàn thiện dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu để trình bộ phê duyệt theo đúng các quy định của luật.
Trong quá trình làm việc với Pfizer để mua 21,9 triệu liều vaccine, Bộ Y tế nhận được thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ về khả năng Mỹ có thể viện trợ khoảng 10 triệu liều vaccine cho Việt Nam.
Bộ Y tế đưa ý kiến đề nghị Mỹ sớm thông báo về số lượng và thời gian cụ thể hỗ trợ để Bộ báo cáo Thủ tướng qua đó mua tiếp số vaccine còn thiếu từ Pfizer. Phía bạn cam kết sẽ có văn bản trả lời sớm nhất.
Từ thực tế trên, Bộ Y tế đề xuất, ngay sau khi có xác nhận của CDC Mỹ về số lượng vaccine hỗ trợ cho Việt Nam, Bộ sẽ báo cáo ngay Thủ tướng số lượng mua vaccine trực tiếp từ Pfizer và ký hợp đồng theo quy định.
Nếu đến ngày 15/3, Mỹ chưa thông báo cụ thể số lượng thì Bộ Y tế đề nghị Thủ tướng cho phép bộ ký hợp đồng mua 21,9 triệu liều vaccine của Pfizer và từ chối không nhận vaccine viện trợ từ Mỹ để tránh vaccine không sử dụng hết phải tiêu hủy.
Trước đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương thực hiện chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 14 ngày 5/2/2022 của Chính phủ về việc mua vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi; kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý các tổ chức, cá nhân để chậm trễ theo đúng quy định.
Tiếp theo, tại văn bản 1504, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế trong ngày 10/3 phải báo cáo giải trình việc mua vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Hà Nội giảm số ca mắc mới, còn 657 F0 nặng đang điều trị
Sở Y tế Hà Nội ngày 16/3 công bố 26.220 ca Covid-19 mới, gồm 8.854 F0 cộng đồng và 17.366 ca đã cách ly. Số nhiễm phát hiện trong ngày giảm 488 ca so với ngày trước đó.
Dù số nhiễm tại Hà Nội tiếp tục gia tăng nhanh chóng, số F0 nặng và nguy kịch đang điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn lại có xu hướng giảm.
Nhóm bệnh nhân Covid-19 mới trú tại 522 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Các địa phương ghi nhận số F0 lớn nhất trong ngày: Hai Bà Trưng (1.702); Hoàng Mai (1.694); Hà Đông (1.584); Cầu Giấy (1.437); Long Biên (1.408); Ba Đình (1.386);...
Một số địa bàn xã/phường có số nhiễm cao hôm nay: Yên Hòa (Cầu Giấy); Vĩnh Phúc (Ba Đình); Đại Kim (Hoàng Mai); Phú Diễn (Bắc Từ Liêm); Khương Trung (Thanh Xuân); Phương Canh (Nam Từ Liêm);...
Như vậy, từ đầu đợt dịch thứ tư (từ ngày 29/4) tới nay, địa bàn Hà Nội đã ghi nhận tổng số 892.319 ca Covid-19, dẫn đầu cả nước, cách biệt khá lớn với địa phương đứng thứ hai là TP.HCM (hơn 570.000 ca). Riêng từ thời điểm áp dụng "thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19" (từ ngày 11/10/2021), toàn TP có thêm 888.281 F0 mới.
Các quận, huyện có số ca bệnh cộng dồn lớn nhất (từ đầu năm 2021 tới ngày 16/3/2022) là: Hoàng Mai (59.036), Đông Anh (58.739), Nam Từ Liêm (48.562), Long Biên (48.030), Bắc Từ Liêm (47.329),...
Theo cập nhật của Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, đến hết ngày hôm qua 15/3, Hà Nội có 3.546 ca Covid-19 đang điều trị tại các bệnh viện, trong đó có 2.465 F0 mức độ trung bình, 657 ca mức độ nặng và nguy kịch.
Dù số nhiễm tại Hà Nội tiếp tục gia tăng nhanh chóng, số F0 nặng và nguy kịch đang điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn lại có xu hướng giảm.
Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (cơ sở y tế thuộc tầng 2 và tầng 3) thông tin, tình hình điều trị F0 tại bệnh viện không quá căng thẳng khi mấy ngày gần đây, số F0 nhập viện chững lại, tỷ lệ ca nặng và nguy kịch giảm. Bệnh viện được giao nhiệm vụ 400 giường. Tuy nhiên, hiện số giường sử dụng chỉ khoảng 2/3, chưa dùng hết công suất. “Lúc cao điểm nhất, chúng tôi sử dụng hết 400 giường điều trị F0, mấy ngày gần đây số F0 nặng đã giảm đi”, đại diện bệnh viện chia sẻ.
Đại diện Bệnh viện Thanh Nhàn, cơ sở y tế thuộc tầng 3 tại Hà Nội cũng cho biết, các ca F0 nặng và nguy kịch tại bệnh viện đang có xu hướng giảm. Lúc cao điểm, đơn vị điều trị khoảng 200 ca nặng. Hiện số ca nặng chỉ khoảng 130 F0 trong tổng số 200 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị, chăm sóc tại đây. Đại diện bệnh viện cho rằng, dù số ca mắc Covid-19 của Hà Nội tăng mạnh, nhưng do người dân được phủ vắc xin phòng Covid-19 nên số bệnh nhân nặng, nguy kịch giảm.
Với các cơ sở y tế tuyến Trung ương, đại diện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thông tin, hiện tổng số bệnh nhân đang điều trị tại đơn vị vẫn là khoảng 570-580 trường hợp, không chênh lệch nhiều với giai đoạn trước nhưng số ca nặng xin liên hệ nhập viện có xu hướng giảm. “Trước đây, số bệnh nhân xin vào viện khá đông nhưng chúng tôi không đủ giường để tiếp nhận hết, chỉ nhận trong mức độ có thể. Còn hiện nay đã có đủ giường để nhận đa số các ca xin chuyển tới”, vị đại diện nói.
Tại một cơ sở y tế tuyến cuối khác là Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 (trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), lãnh đạo bệnh viện cho hay, khoảng 1 tuần gần đây, số bệnh nhân Covid-19 nặng điều trị tại đơn vị đang có xu hướng “chững lại”. Hiện có khoảng 130-150 F0 nặng đang được các y bác sĩ chăm sóc, điều trị.
Bộ Y tế chính thức quy định cách ly với người nhập cảnh ra sao?
Bộ Y tế vừa có công văn mới nhất quy định về phòng chống Covid-19 với người nhập cảnh theo chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19”.
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, người nhập cảnh đã xét nghiệm âm tính, không phải cách ly
Xét nghiệm trước nhập cảnh âm tính, không phải cách ly
Đối với người nhập cảnh theo đường hàng không phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (trừ trẻ em dưới 2 tuổi) trước khi xuất cảnh trong vòng 72 giờ nếu sử dụng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc trong vòng 24 giờ nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên với vi rút SARS-CoV-2 và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận.
Đối với người nhập cảnh theo các đường khác (đường bộ, đường thủy, đường sắt), phải có xét nghiệm như đối với khách nhập cảnh hàng không.
Trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ đầu kể từ khi nhập cảnh. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì được phép rời khỏi nơi lưu trú và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
Trẻ dưới 2 tuổi không bắt buộc phải xét nghiệm SARS-CoV-2, chưa được tiêm vaccine phòng Covid-19 hoặc chưa từng nhiễm SARS-CoV-2 đều được nhập cảnh, tham gia các hoạt động ở ngoài nơi lưu trú cùng bố, mẹ, người thân.
Người nhập cảnh phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh và sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-COVID) trong thời gian lưu trú tại Việt Nam theo quy định.
Tại cửa khẩu nếu có triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2 (sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp...) thì báo ngay cho cơ quan y tế tại cửa khẩu để thực hiện các biện pháp y tế theo quy định.
Tự theo dõi sức khỏe trong 10 ngày sau nhập cảnh
Cũng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhập cảnh, khách cần tự theo dõi sức khỏe, nếu có các triệu chứng nghi nhiễm SARS-CoV-2 (sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp...) thì phải thông báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được hướng dẫn, quản lý kịp thời;
Thực hiện các biện pháp phòng bệnh như thường xuyên đeo khẩu trang, sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn.
Đối với người chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi xuất cảnh, trong suốt quá trình di chuyển từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú, hạn chế dừng, đỗ dọc đường; tránh tiếp xúc gần với người xung quanh.
Các hướng dẫn trong công văn nay sẽ thay thế cho các hướng dẫn trước đó, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19) đề nghị UBND cấp tỉnh, các bộ, ngành chỉ đạo các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý tổ chức triển khai thực hiện để đảm bảo giảm nguy cơ lây nhiễm cho người đi cùng và cộng đồng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận