Tin tức mới nhất Covid-19 hôm nay:
Bộ Y tế thông tin, tính từ 18h ngày 25/8 đến 18h ngày 26/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.575 ca nhiễm mới, trong đó 6 ca nhập cảnh và 11.569 ca ghi nhận trong nước.
Tại Bình Dương ghi nhận nhiều nhất với 4.868 ca, tiếp đến TP. HCM (3.934), Đồng Nai (743), Long An (449), Tiền Giang (354), Đà Nẵng (144), An Giang (131), Khánh Hòa (131), Đồng Tháp (116), Kiên Giang (112), Cần Thơ (72), Bến Tre (55), Hà Nội (50), Bình Thuận (48), Bà Rịa - Vũng Tàu (44), Nghệ An (43), Tây Ninh (42), Thừa Thiên Huế (24), Phú Yên (24), Quảng Bình (23), Trà Vinh (20), Bình Định (15), Bình Phước (13), Vĩnh Long (12), Sơn La (10), Đắk Lắk (10), Hà Tĩnh (9), Thanh Hóa (9), Sóc Trăng (9), Gia Lai (8 ), Đắk Nông (8 ), Quảng Nam (8 ), Quảng Ngãi (7), Lạng Sơn (6), Ninh Thuận (5), Bạc Liêu (4), Quảng Trị (2), Bắc Giang (2), Lâm Đồng (1), Hà Nam (1), Hưng Yên (1), Bắc Ninh (1), Cà Mau (1) trong đó có 5.603 ca trong cộng đồng.
Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 524 ca. Tại Bình Dương tăng 739 ca, TP. Hồ Chí Minh giảm 1.360 ca, Đồng Nai tăng 125 ca, Long An giảm 11 ca, Tiền Giang tăng 35 ca.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 392.938 ca nhiễm, đứng thứ 66/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 168/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.997 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 388.814 ca, trong đó có 185.714 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Ngày 26/8, 18.567 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 188.488 ca.
Theo tống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.184 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ 3.223; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.082; Thở máy không xâm lấn: 85; Thở máy xâm lấn: 765; ECMO: 29
Trong ngày, trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 318 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (242), Bình Dương (46), Tiền Giang (9), Đồng Tháp (3), Khánh Hòa (3), Long An (3), Vĩnh Long (3), Bình Thuận (2), Sóc Trăng (2), Hà Nội (1), Bến Tre (1), Kiên Giang (1), Thừa Thiên Huế (1), Trà Vinh (1).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 9.667 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 466.305 xét nghiệm cho 596.487 lượt người.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 10.836.663 mẫu cho 29.983.657 lượt người.
Trong ngày 25/8 có 430.924 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 18.522.203 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 16..658 liều, tiêm mũi 2 là 2.139.545 liều.
Thêm 1 triệu liều vắc-xin Pfizer đến Việt Nam
Ngày 26/8, thêm 1 triệu liều vắc-xin Pfizer được Mỹ chuyển đến Việt Nam, nâng tổng số vắc-xin mà Mỹ cung cấp cho Việt Nam lên 6 triệu. Việt Nam cũng trở thành một trong 10 nước tiếp nhận vắc-xin nhiều nhất từ Mỹ.
Nhân chuyến thăm Việt Nam lần này, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris thông báo Mỹ sẽ viện trợ thêm cho Việt Nam 1 triệu liều vắc-xin Pfizer, nâng tổng số vắc-xin mà Mỹ cung cấp cho Việt Nam lên 6 triệu. Việt Nam trở thành một trong 10 nước tiếp nhận vắc-xin nhiều nhất từ Mỹ.
Với 1 triệu liều đợt này, nâng tổng số vaccine Mỹ cung cấp cho Việt Nam lên 6 triệu liều.
Bên cạnh đó, thông qua Đạo luật kế hoạch cứu trợ Mỹ (ARPA) và những chương trình hỗ trợ khẩn cấp khác, Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và CDC sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trị giá 23 triệu USD cho Việt Nam, nâng tổng số hỗ trợ của Mỹ cho Việt Nam trong giai đoạn đại dịch lên gần 44 triệu USD.
Sự hỗ trợ này sẽ đẩy nhanh việc tiếp cận và phân phối các loại vắc-xin COVID-19 an toàn và hiệu quả, tăng cường năng lực của hệ thống y tế Việt Nam nhằm đối phó với COVID-19. USAID còn hỗ trợ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 1 triệu USD để giảm nhẹ tác động và ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 trong những cộng đồng dễ bị tổn thương.
Thiết lập 403 trạm y tế lưu động chăm sóc F0 cộng đồng
Bộ Y tế thông tin, đến hết ngày 25/8, trên địa bàn TP.HCM đã thiết lập được 403 trạm y tế lưu động.
Các trạm y tế lưu động này kết hợp chặt chẽ với đội phản ứng nhanh của xã, phường để chăm sóc, theo dõi sức khoẻ F0 khi điều trị tại nhà.
Các trạm cũng tham gia xét nghiệm COVID-19 bằng test nhanh kháng nguyên cho người dân. Mỗi phường thành lập từ 2-3 trạm y tế lưu động, tùy số lượng F0 trên địa bàn. Bất kể ngày hay đêm, khi có kết quả xét nghiệm phát hiện F0, các trạm y tế lưu động nắm bắt để hướng dẫn chăm sóc, tư vấn sức khỏe. Các trạm này sẽ góp phần to lớn cho việc giảm tải với các bệnh viện điều trị COVID-19.
Để chăm sóc F0 tại nhà, trạm y tế lưu động được trang bị đầy đủ bình oxy cố định, bình di động, máy đo SpO2, dụng cụ cấp cứu cơ bản, dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm, test kit xét nghiệm nhanh và các dụng cụ khám chữa bệnh cơ bản khác. Nhân lực ở trạm y tế lưu động có bác sĩ, y tá (hoặc điều dưỡng) và các tình nguyện viên.
Các trạm y tế lưu động còn cấp thuốc cho các trường hợp mắc các bệnh mãn tính và cung cấp các dịch vụ y tế khác thuận lợi cho người dân trong bối cảnh thực hiện giãn cách xã hội.
Hà Nội: Mở rộng phong toả phố Kim Đồng vì có ca Covid-19 khai báo thiếu trung thực
Chiều 26/8, trao đổi với PV Báo Giao thông, lãnh đạo phường Giáp Bát (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, phường đang bổ sung quyết định để mở rộng khu vực cách ly, phong toả phòng chống Covid-19 trên địa bàn phường, liên quan đến các ca mắc Covid-19 là lái xe đường dài trở về từ TP.HCM.
4 ca Covid-19 ban đầu của chùm ca bệnh này được phát hiện ngày 23/8, là 4 lái xe của Công ty TNHH Hiền Phước từ TP.HCM ra Hà Nội có biểu hiện ho sốt.
Khi đi xét nghiệm thì cả 4 người này dương tính với SARS-CoV-2.
Khu vực phong toả tại ngõ 24 phố Kim Đồng, phường Giáp Bát có khoảng 300 hộ gia đình
Lực lượng chức năng đã rà soát, khoanh vùng, xét nghiệm các trường hợp liên quan, đến sáng 26/8, có thêm 8 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 liên quan đến 4 tài xế này.
Đến trưa 26/8, theo công bố từ CDC Hà Nội, thêm 12 trường hợp có kết quả dương tính SARS-CoV-2 liên quan đến chùm ca bệnh này.
Lãnh đạo phường Giáp Bát cho biết, công tác xét nghiệm diện rộng đã được triển khai ngay khi xuất hiện các ca mắc đầu tiên trên địa bàn.
Tới nay, trên địa bàn phường đã xét nghiệm diện rộng hơn 1.700 mẫu, từ đó đã phát hiện ra các trường hợp dương tính có liên quan. Cũng qua kết quả xét nghiệm, đối chiếu lại với lời khai, thông tin cung cấp của các ca mắc Covid-19 ban đầu, phát hiện có sự thiếu trung thực.
"Để phòng chống nguy cơ lây nhiễm trên địa bàn, phường đang triển khai bổ sung quyết định, mở rộng khu vực phong toả tại ngõ 24 phố Kim Đồng, tiến hành xét nghiệm thêm để phát hiện các trường hợp liên quan. Về việc khai báo thông tin không trung thực, do ca mắc Covid-19 đang đi điều trị, nên có thể xem xét, xử lý sau", lãnh đạo phường Giáp Bát thông tin.
Được biết, hiện khu vực phong toả tại ngõ 24 phố Kim Đồng, phường Giáp Bát có khoảng 300 hộ gia đình.
Sáng 26/8, gần 780 ca COVID-19 trong tình trạng nặng và rất nặng
Đến nay Việt Nam có 381.363 ca mắc COVID-19, trong đó 169.921 ca khỏi. Trong số các bệnh nhân đang điều trị có gần 780 ca nặng và rất nặng. Hàng trăm cán bộ y tế, sinh viên ngành y tiếp tục vào TP.HCM hỗ trợ chống dịch.
Lực lượng quân đội tiếp tục vận chuyển nhu yếu phẩm đến từng hộ dân ở TP.HCM
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam: Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 381.363 ca mắc COVID-19, đứng thứ 66/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 168/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.879 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 377.245 ca, trong đó có 167.147 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 07/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang.
Có 05 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Thái Bình, Hải Phòng, Điện Biên, Phú Thọ.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (190.166), Bình Dương (81.182), Đồng Nai (19.728), Long An (19.046), Tiền Giang (8.155).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19- 7.646 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 25/8, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 169.921 ca; Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 749 ca; Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 27 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 25/8 là 9.349 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19: Trong ngày 24/8 có 432.460 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 18.095.473 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 16.056.222 liều, tiêm mũi 2 là 2.039.251 liều.
Sáng 26/8, Hà Nội không ghi nhận ca nhiễm mới
Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ 18h ngày 25/8 đến 6h sáng 26/8, Hà Nội không ghi nhận thêm ca dương tính với SARS-CoV-2.
Hôm qua 25/8, Sở Y tế Hà Nội công bố tổng cộng 93 ca Covid-19, trong đó có 73 ca phát hiện tại cộng đồng, 20 người đã cách ly tập trung từ trước.
Như vậy, trong đợt dịch thứ tư (27/4 cho đến nay), Hà Nội đã ghi nhận 2.770 bệnh nhân Covid-19, bao gồm 1.389 ca lây nhiễm cộng đồng và 1.345 người tại khu cách ly.
Ổ dịch mới nhất, phức tạp nhất tại Hà Nội là ở phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân. Ổ dịch được phát hiện từ ca chỉ điểm là hai mẹ con ở ngõ 330 đường Nguyễn Trãi đi xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh có kết quả dương tính hôm 23/8.
Hiện ổ dịch này ghi nhận gần 80 ca nhiễm, tập trung chủ yếu ở ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi. Hai địa bàn này đã được phong toả từ ngày 24/8.
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) cho biết, chùm ca bệnh mới này đã xuất hiện trong một thời gian, hiện đã đến vòng lây nhiễm thứ 2, thứ 3. Khu vực xuất hiện chùm ca bệnh này lại ở khu tập thể cũ với mật độ dân cư đông, ngõ nhỏ, ngách nhỏ, diện tích chật hẹp nên khả năng tiếp xúc rất lớn.
"Dự báo, khả năng lây nhiễm tại chùm ca bệnh tại phường Thanh Xuân Trung rất cao, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca mắc mới, khả năng lên tới 100 ca dương tính", ông Tuấn cho hay.
Đồng Nai vượt 20 ngàn ca mắc COVID-19
Ngày 26/8, Sở Y tế Đồng Nai cho biết đã ghi nhận thêm 836 ca dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca dương tính tại Đồng Nai trong đợt dịch thứ 4 lên 20.614 ca (8.749 ca đã khỏi bệnh). Các ca mắc chủ yếu tập trung tại TP Biên Hòa và các huyện Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch, Trảng Bom.
Trong số các ca dương tính mới có 22 ca phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng, 464 ca trong khu cách ly và 350 ca trong khu phong tỏa, 7 ca phát hiện tại công ty Olam (KCN Biên Hòa 2) đang phong tỏa.
Tại Công ty OPV-KCN Biên Hòa , cơ quan y tế đã phát hiện 3 ca dương tính. Công ty này thực hiện "3 tại chỗ" từ ngày 22/7 với 116 lao động. Hằng tuần Công ty đều xét nghiệm cho người lao động theo quy định. Ngày 23/8, kết quả xét nghiệm PCR đã có 3 ca dương tính. Công ty đánh giá nguồn lây nhiễm là do từ hàng hóa bên ngoài vào.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Đồng Nai cũng đã công bố danh sách đường dây nóng về an sinh xã hội và y tế của tỉnh và các huyện, thành phố để kịp thời tiếp nhận, xử thông tin của các trường hợp gặp khó khăn về đời sống, chính sách xã hội và cần trợ giúp về y tế. Phụ trách công việc này là các lãnh đạo ngành, địa phương, cơ quan y tế.
Ngày 25/8, cả nước thêm 12.096 ca, 7.646 người khỏi bệnh
Bộ Y tế thông tin, từ 18h ngày 24/8 đến 18h ngày 25/8, cả nước có 12.096 ca nhiễm mới, trong đó 12.093 ca trong nước.
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 370.556 xét nghiệm cho 677.016 lượt người
Trong đó, tại TP.HCM (5.294 ca), Bình Dương (4.129), Đồng Nai (618), Long An (460), Tiền Giang (319), Đà Nẵng (162), Khánh Hòa (150), Tây Ninh (119), Bình Thuận (106), Hà Nội (96), Nghệ An (95), Đồng Tháp (93), Cần Thơ (90), Bà Rịa - Vũng Tàu (75), An Giang (50), Đắk Lắk (40), Cà Mau (28), Phú Yên (27), Trà Vinh (24), Kiên Giang (23), Bình Định (18), Hà Tĩnh (15), Quảng Nam (9), Bạc Liêu (7), Bình Phước (7), Ninh Thuận (6), Vĩnh Long (5), Đắk Nông (5), Sơn La (4), Hậu Giang (4), Sóc Trăng (4), Thanh Hóa (3), Bắc Ninh (3), Thái Bình (2), Quảng Ngãi (2), Quảng Bình (1) trong đó có 7.321 ca trong cộng đồng.
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 370.556 xét nghiệm cho 677.016 lượt người
Như vậy trong 24h giờ qua, số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 1.296 ca.
Tại TP.HCM tăng 667 ca, Bình Dương tăng 501 ca, Đồng Nai giảm 181 ca, Long An tăng 67 ca, Tiền Giang tăng 226 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 381.363 ca nhiễm, đứng thứ 66/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 168/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.879 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 377.245 ca, trong đó có 167.147 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (190.166), Bình Dương (81.182), Đồng Nai (19.728), Long An (19.046), Tiền Giang (8.155).
Ngày 25/8, 7.646 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 25/8, 749 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU và 27 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO.
Ngày 25/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 335 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (266), Bình Dương (31), Long An (16), Đồng Nai (13), Đà Nẵng (3), Hà Nội (1), Bến Tre (1), Bình Phước (1), Khánh Hòa (1), Thừa Thiên Huế (1), Tiền Giang (1).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 25/8 là 9.349 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 370.556 xét nghiệm cho 677.016 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 10.370.358 mẫu cho 29.387.170 lượt người. Trong ngày 24/8 có 432.460 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.
Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 18.095.473 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 16.056.222 liều, tiêm mũi 2 là 2.039.251 liều.
Italy viện trợ Việt Nam hơn 800.000 liều vắc-xin AstraZeneca
Ngày 25/8, Chính phủ Italy quyết định tài trợ 801.600 liều vắc-xin AstraZeneca cho Việt Nam thông qua cơ chế COVAX nhằm hỗ trợ Việt Nam ứng phó với đại dịch COVID-19.
Dự kiến số vắc-xin này sẽ được vận chuyển và bàn giao cho Việt Nam vào đầu tháng 9 tới. Đây là kết quả của vận động cấp cao, trong đó có việc Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư cho Thủ tướng Italy Mario Draghi đề nghị hỗ trợ vắc-xin và các nỗ lực vận động mà Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc-xin đã triển khai trong thời gian qua.
Dự kiến số vắc-xin này sẽ được vận chuyển và bàn giao cho Việt Nam vào đầu tháng 9 tới.
Quyết định này là minh chứng cho quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Italy, thể hiện tinh thần đoàn kết của Chính phủ và người dân Italy đối với Việt Nam trong thời điểm khó khăn.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của những biến chủng mới nguy hiểm và lây lan nhanh, Chính phủ Việt Nam đã xác định việc tiếp cận được nhiều nguồn vắc-xin để triển khai nhanh nhất chiến dịch tiêm chủng mở rộng là giải pháp và ưu tiên cấp bách, góp phần giúp Việt Nam sớm đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận