Photo

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng

09/10/2024, 06:00

Sau 70 năm Ngày Giải phóng (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội đã và đang xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội...

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 1.

Cầu Vĩnh Tuy nằm trên tuyến Vành đai 2 nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên của TP Hà Nội. Ngày 3/2/2005, dự án cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 1 được khởi công và đến tháng 9/2010, công trình được khánh thành, đưa vào khai thác. Cầu có chiều dài tuyến chính gồm cầu vượt sông, đường hai đầu cầu khoảng 5,8km. Trong đó, chiều dài cầu vượt sông Hồng lên tới 3,7km.

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 2.

Sau hơn một thập kỷ đưa vào khai thác, tháng 1/2021, Hà Nội tiếp tục khởi công xây dựng cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2. Cây cầu này nằm song song và được thiết kế với hình dáng tương tự cầu giai đoạn 1, gồm 4 làn xe lưu thông. Qua hơn 2 năm thi công, dự án được khánh thành vào ngày 30/8/2023.

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 3.

Cầu Nhật Tân nằm trên trục đường Vành đai 2 của TP Hà Nội được khởi công vào năm 2009 và khánh thành ngày 4/1/2015 với tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng. Cầu và đường hai đầu cầu có tổng chiều dài gần 9km, bao gồm: Phần cầu cầu Nhật Tân có tổng chiều dài hơn 3,7km với bề rộng mặt cầu 33,2m. Trong đó, cầu chính Nhật Tân là một trong số ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới với 5 trụ tháp.

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 4.

Cầu Đông Trù bắc qua sông Đuống nối liền quận Long Biên và huyện Đông Anh (Hà Nội) được khởi công xây dựng từ năm 2006 và khánh thành vào ngày 9/10/2014. Sau khi được đưa vào khai thác, công trình đã góp phần kết nối giao thông từ Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh… tới sân bay Nội Bài và các tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội - Lào Cai… đảm bảo các điều kiện về hạ tầng giao thông vận tải phục vụ đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị phía Bắc sông Hồng.

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 5.

Dự án hoàn chỉnh nút giao theo quy hoạch giữa đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường Vành đai 3 được khởi công ngày 6/1/2020 và khánh thành ngày 9/1/2021 với tổng mức đầu tư hơn 402 tỷ đồng. Đây là nút giao hiện đại nhất Hà Nội hiện nay.

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 6.

Sau khi đưa vào khai thác, công trình đã tạo điều kiện cho các phương tiện tham gia giao thông kết nối ra vào nút giao được thuận lợi, an toàn, rút ngắn hành trình và đồng bộ mạng lưới đường giao thông trong khu vực.

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 7.

Nút giao thông trung tâm quận Long Biên có tổng mức đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng.

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 8.

Hạng mục chính của nút giao là cầu vượt qua vòng xuyến gồm 6 làn xe theo hướng đường Nguyễn Văn Linh – cầu Đông Trù với tổng chiều dài hơn 800m, vận tốc thiết kế 80km/h. Cầu vượt có 16 nhịp, bao gồm một cầu chính và hệ thống cầu dẫn với kết cấu dầm hộp bê tông cốt thép. Đây là cầu vượt thép lớn nhất Việt Nam.

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 9.

Nút giao Pháp Vân nằm tại điểm đầu cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ kết nối với đường Vành đai 3.

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 10.

Đây là nút giao có lưu lượng phương tiện giao thông đông đúc ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô.

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 11.

Sau khi tuyến đường Vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở (Hà Nội) có tổng vốn đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng được đưa vào khai thác, nút giao Ngã Tư Vọng trở thành giao lộ hiện đại.

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 12.
Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 13.

Trục đường Trường Trinh - Đại La - Minh Khai bên dưới đường Vành đai 2 cũng được mở rộng thêm nhiều làn xe, tạo thuận lợi cho lưu thông của người dân.

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 14.

Đường Vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long có tổng vốn đầu tư hơn 5.343 tỷ đồng được thông xe vào sáng 11/10/2020 có vị trí quan trọng đối với giao thông TP Hà Nội.

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 15.
Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 16.

Cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long được xây dựng dọc theo dải phân cách giữa đường Phạm Văn Đồng mở rộng. Việc hoàn thành dự án có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông khu vực phía Tây Thủ đô, đảm bảo tiết kiệm chi phí, thúc đẩy thông thương, vận tải hành khách, hàng hóa giữa trung tâm Hà Nội với khu vực phía Bắc và vùng lân cận.

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 17.

Nút giao Mai Dịch với 3 tầng giao thông nhìn từ trên cao.

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 18.

Nút giao Trung Hòa hoàn chỉnh được xây dựng để kết nối giữa dự án Vành đai 3 với đại lộ Thăng Long và phù hợp với các dự án, quy hoạch có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của các tuyến đường cao tốc. Dự án được đưa vào khai thác tạo sự thông suốt, thuận lợi cho người và phương tiện khi lưu thông qua nút giao, giảm chi phí, thời gian chờ đợi do ùn tắc giao thông.

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 19.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài chính tuyến 13,05km chính thức vận hành ngày 6/11/2021.

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 20.

Việc Hà Nội đưa tàu điện Cát Linh - Hà Đông vào khai thác đã mở ra một trang mới cho giao thông đô thị Thủ đô.

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 21.

Sáng ngày 8/8/2024, UBND TP Hà Nội chính thức đưa vào khai thác đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội sau hơn 14 năm triển khai xây dựng.

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 22.

Từ khi vận hành, khai thác đến nay, các tuyến metro ở Hà Nội đã thu hút hành khách đi học, đi làm thay thế phương tiện cá nhân.

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 23.
Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 24.

Dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 được thông xe ngày 5/10/2022. Hầm chui trị giá 700 tỷ đồng sau khi đưa vào khai thác đã giải quyết kịp thời tình trạng ùn tắc giao thông, tạo thuận lợi, rút ngắn thời gian phương tiện lưu thông qua nút.

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 25.

Sau hơn 4 năm thi công, dự án mở rộng đường Âu Cơ đoạn từ lối vào Khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân chính thức được thông xe nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô. Dự án là công trình giao thông có ý nghĩa quan trọng nhằm giải quyết ùn tắc giao thông, tăng cường kết nối từ trung tâm thành phố đến sân bay Nội Bài.

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 26.

Hiện tại, trên địa bàn thành phố vẫn đang triển khai xây dựng nhiều dự án giao thông quan trọng (Trong ảnh: Nhiều hạng mục của hầm chui Kim Đồng - Giải Phóng có hình hài rõ nét hơn sau gần 2 năm thi công).

Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 27.
Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 28.
Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 29.
Diện mạo giao thông Thủ đô sau 70 năm giải phóng- Ảnh 30.

Tại Hà Nội, dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đi qua 7 quận, huyện gồm: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông. Theo ghi nhận của PV, sau hơn một năm từ ngày khởi công, từ những cánh đồng bát ngát, ao hồ, tuyến đường đã dần nên hình hài.





 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.