• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Điện, viễn thông sẽ phải trả tiền sử dụng cầu, đường

09/01/2017, 10:48

Nhiều đại biểu đề xuất cần thu phí của các đơn vị viễn thông, quảng cáo đang sử dụng cầu, hành lang đường bộ...

2

Hiện nay các nhà mạng phải trả tiền cho điện lực khi “dùng chung” cột điện nhưng viễn thông, cáp quang lại “vô tư” sử dụng cầu, hành lang đường bộ mà không phải trả tiền. (Nhà thầu hạ ngầm đường điện dưới đường giao thông tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh)

Trong cuộc họp tổng kết hoạt động của Quỹ bảo trì đường bộ T.Ư năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 chiều 6/1, nhiều đại biểu đề xuất cần thu phí của các đơn vị viễn thông, quảng cáo đang sử dụng cầu, hành lang đường bộ. Đây sẽ là nguồn thu lớn nhằm tăng cường cho quỹ bảo trì đường bộ.

Vô tư sử dụng đường “chùa”

Về thực trạng cho thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ đối với các nhà cung cấp dịch vụ như: Đường dây, cáp (điện lực, chiếu sáng, thông tin liên lạc), đường ống (cấp thoát nước, nhiên liệu), ông Lê Hồng Điệp, Vụ trưởng Vụ Quản lý bảo trì đường bộ (Tổng Đường bộ VN) cho biết, tại các công trình hầm và cầu lớn đều có thiết kế các hào, hộp kỹ thuật để các nhà cung cấp dịch vụ có nhu cầu sẽ đăng ký lắp đặt cùng khai thác chung. “Về nguyên tắc các nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải nộp phí thuê lắp đặt hạ tầng kỹ thuật vào công trình giao thông, nhưng đến nay, trừ hầm Hải Vân thu phí sử dụng trong 3 năm được trên 800 triệu đồng, còn lại các công trình khác chưa thu được phí”, ông Điệp nói.

Lý giải nguyên nhân chưa thu được phí, ông Điệp cho biết, năm 2015, Tổng cục Đường bộ VN đã xây dựng xong mẫu hợp đồng cho thuê khai thác hạ tầng đường bộ. Tuy nhiên, việc chưa thu được phí sử dụng hạ tầng đường bộ từ các đơn vị cung cấp dịch vụ như điện lực, viễn thông, cấp nước sạch là do vẫn phải chờ Thông tư quy định về mức thu phí do Bộ Tài chính ban hành.

"Nếu chỉ có hai nguồn thu như hiện nay là từ ngân sách Nhà nước và thu trên đầu phương tiện, Quỹ Bảo trì đường bộ sẽ không đáp ứng được công tác bảo trì đường bộ. Việc thu được các nguồn thu khác sẽ có hai cái lợi là tránh được lãng phí và có nguồn thu cho hoạt động của Quỹ”.

Bộ trưởng Bộ GTVT
Trương Quang Nghĩa

Tình trạng này cũng xảy ra đối với quảng cáo trên đường bộ. Theo một chuyên gia giao thông, hiện nay, trên các tuyến đường đang có tình trạng cho thí điểm quảng cáo kết hợp với tuyên truyền ATGT. Thực chất đây là hành vi lách luật, làm thất thoát của Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Liên quan đến nguồn thu của Quỹ Bảo trì đường bộ, ông Đỗ Văn Quốc, Vụ trưởng Vụ Tài chính (Bộ GTVT) cho biết, từ khi thành lập đến nay vẫn chỉ thu từ nguồn ngân sách hỗ trợ và thu trên đầu phương tiện. Các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ chưa được đề xuất trình Chính phủ ban hành. “Chúng ta có thể thu từ tiền cho thuê sử dụng hạ tầng đường bộ các đơn vị đặt cáp quang trên cầu đường bộ hay hành lang đường bộ. Đây sẽ là nguồn thu lớn, ổn định cho Quỹ”, ông Quốc đề xuất.

Đồng tình với qua điểm trên, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN cho rằng, lâu nay vẫn tồn tại quan niệm đường là của Nhà nước nên ai cũng được phép khai thác, Nhà nước không thu được đồng phí nào. Các tuyến đường giờ đã có chủ, cụ thể là các đơn vị quản lý đường. Đơn vị quản lý đã được Nhà nước giao quản lý đường sẽ phải thu những loại phí của các đơn vị khác cùng sử dụng hạ tầng để bảo trì đường tốt hơn, cũng có nghĩa là bảo vệ cho công trình của các nhà cung cấp dịch vụ. “Việc thu tiền sử dụng hạ tầng đường bộ là đúng, khi anh đã sử dụng hạ tầng đường bộ để kinh doanh thu lợi nhuận thì phải nộp phí, kể cả việc gắn các loại biển quảng cáo. Hàng năm Nhà nước phải bỏ ra rất nhiều tiền để quản lý, bảo trì đường, trong khi nhà cung cấp dịch vụ được hưởng lợi từ các tuyến đường mà không mất tiền là không công bằng”, ông Thanh nói.

Có lợi nhuận, phải đóng phí

Ông Thanh cũng cho biết, cần hợp thức hóa hành vi quảng cáo “trá hình” trên đường bộ bằng việc đưa vào Luật và thu phí đối với các biển quảng cáo đặt trong hành lang đường bộ. Dẫn chứng về đặt biển quảng cáo nhỏ trong sân vận động cũng mất vài trăm triệu đồng một năm, ông Thanh cho rằng, nếu thu phí cả những biển quảng cáo hay cho quảng cáo ở những cầu vượt, hành lang đường bộ, ngân sách Nhà nước có thể thu được hàng nghìn tỷ đồng.

Cũng theo ông Lê Hồng Điệp, năm 2008, trước sự phát triển của ngành Viễn thông, ngành Điện cũng đã thu phí sử dụng cột điện. Nhà nước đã GPMB, đã đền bù hành lang đường bộ cho dân, đã có mốc lộ giới thì có thể thu phí đối với nhà cung cấp dịch vụ muốn khai thác. Vấn đề là mức thu thế nào cho hợp lý và cần tham chiếu với những quy định của Luật Đất đai. Bên cạnh đó, Nghị định 10 về Quỹ Bảo trì đường bộ đã có quy định khung về thu phí sử dụng hạ tầng. Để thu được phí cần sửa Nghị định, trong đó cần làm rõ nội dung được thu phí.  

Nhận định về  việc tăng nguồn thu Quỹ Bảo trì đường bộ từ các đơn vị sử dụng cơ sở hạ tầng đường bộ, TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển cho biết, hoàn toàn ủng hộ đề xuất này. “Những đơn vị như điện lực, viễn thông hay cấp nước... dù sao cũng là kinh doanh dịch vụ, có sử dụng, có thụ hưởng thì phải đóng phí là hợp lý và tất yếu. Tuy nhiên, phải xem xét tổng hợp từ nhiều khía cạnh để sao cho mức thu hợp lý bởi đây đều là những dịch vụ công ích thiết yếu của người dân”, ông Lưu Bích Hồ nói. Theo vị chuyên gia này, Bộ GTVT cần ngồi lại với Bộ Tài Chính và các bên liên quan, nghiên cứu đưa ra cơ chế tính đúng, tính đủ, song cũng tránh việc tăng giá dịch vụ quá sức chịu đựng đối với người dân.

Đồng quan điểm, chuyên gia về giá, PGS.TS. Ngô Trí Long cho rằng,  phải tăng nguồn thu cho Quỹ Bảo trì đường bộ mới đáp ứng được nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cần rà soát, cân đối giữa nhu cầu và khả năng sử dụng Quỹ này ra sao. “Trước mắt cần đánh giá việc sử dụng Quỹ Bảo trì đường bộ thời gian qua đã hợp lý hay chưa, có lãng phí hay không? Về lâu dài vẫn phải làm tốt ngay từ khâu quy hoạch thiết kế ban đầu, kế đến là khâu thẩm định nghiệm thu chất lượng và kiểm soát tải trọng. Đây mới chính là yếu tố gốc đảm bảo Quỹ phát huy hiệu quả”, ông Ngô Trí Long nhận định.  

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.