Nhiều thứ tăng giá cùng lúc, bà nội trợ lo toan |
Tăng chi, khó tăng thu
Từ 11/3, giá xăng tăng “sốc” tới hơn 10% nữa. Điện, xăng đồng loạt tăng giá chắc chắn sẽ kéo giá tiêu dùng thời gian tới tăng cao.
Đang chuẩn bị bữa chiều, bà Nguyễn Thị Vy ở 37/27 Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) giật mình khi thấy chồng đọc mạng, thông báo giá xăng vừa tăng. “Mới thấy nói điện tăng, giờ lại xăng tăng. Mỗi tháng nhà dùng hết 500 nghìn tiền điện, xăng cho hai chiếc xe máy hơn 1 triệu đồng nữa, tăng giá thì mỗi tháng cũng tốn thêm 200 nghìn đồng. Chưa kể, tăng luôn cùng lúc thế này thì ngày mai ra chợ, cái gì cũng tăng cho mà xem”, bà Vy than.
Bà Trần Thị Minh Chính, Phó giám đốc Công ty TM&CN Việt Mỹ (Đống Đa, Hà Nội) chuyên sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng cho hay, bình thường mỗi tháng, công ty chi 200-300 triệu đồng tiền điện, 30-40 triệu đồng tiền xăng dầu vận chuyển đơn hàng. Nay giá điện và xăng dầu cùng tăng, ước tính mỗi tháng doanh nghiệp chi phí phát sinh thêm 25-30 triệu đồng. “Doanh nghiệp khó c
Theo quyết định của liên bộ Tài chính - Công thương, từ 15h chiều 11/3, giá bán lẻ xăng RON 92 trong nước sẽ là 17.286 đồng/lít (tăng 1.616 đồng), dầu diesel 15.833 đồng/lít (tăng 713 đồng), dầu hỏa 16.323 đồng/lít (tăng 713 đồng) và dầu mazut 12.761 đồng/kg (tăng 911 đồng). Liên bộ cũng quyết định sử dụng quỹ bình ổn 1.825 đồng/lít xăng, 888 đồng/lít dầu diesel, 830 đồng/lít dầu hỏa, 927 đồng/kg dầu mazut. |
ó thể tăng giá bán vì thị trường sẽ không chấp nhận, cũng không thể cắt giảm lương người lao động, vậy thì doanh nghiệp chấp nhận mất lãi, nhưng vấn đề là doanh nghiệp có thể gồng gánh được bao lâu”, bà Minh Chính lo lắng.
Ông Nguyễn Việt Cường, Phó Giám đốc Công ty CP Cơ điện Trần Phú (Trafuco) cũng cho biết, hàng tháng, công ty chi phí khoảng 1,1 tỷ đồng tiền điện, cả trăm triệu tiền nhiên liệu cho xe vận chuyển. “Nay điện, xăng tăng giá, doanh nghiệp tăng chi cả trăm triệu đồng, trong khi khó có thể tăng thu do các hợp đồng đã ký kết đầu năm”, ông Cường nói.
Bà Ngọc Diệp, chủ quán ăn Việt Hà trên đường Lê Đức Thọ, Hà Nội băn khoăn, giá điện tăng, ước tính nhà hàng tăng chi chưa đầy 1 triệu đồng, vẫn có thể chấp nhận được. Nhưng lo hơn cả là hiệu ứng điện, xăng tăng sẽ tạo “cơn bão giá” trên diện rộng. “Nếu giá cả các loại lương thực, thực phẩm đầu vào đồng loạt tăng, chúng tôi buộc phải tăng giá món ăn, dịch vụ”, bà Diệp nói.
Lo ngại hiệu ứng tăng giá dây chuyền
Nhận định về hiệu ứng thị trường khi xăng, điện cùng lúc tăng giá, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, tăng giá do tâm lý rất dễ xảy ra. “Mức tăng giá điện, xăng lần này đều rất lớn, chắc chắn sẽ không tránh khỏi hiệu ứng tăng giá dây chuyền, tăng giá tâm lý. Trước đây, mỗi đợt giá xăng tăng, lập tức các hàng hóa dịch vụ đều lấy làm căn cứ để tăng giá, tình trạng này không dễ đối phó”, ông Phú nói.
Về tác động tới doanh nghiệp, ông Phú cho rằng, hai tháng qua, sức mua của thị trường rất thấp, nên khi gas, xăng, dầu, điện - những thứ khó có thể tiết giảm và thay thế, đồng loạt tăng giá, người dân chỉ còn cách tiết kiệm chi tiêu. Điều đó khiến tồn kho của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng thêm khó khăn.
Ông Phú dự đoán, với giá xăng, dầu và điện tăng lên, ảnh hưởng đến CPI tháng 3 là không đáng kể. Tuy nhiên, ảnh hưởng tới giá cả sẽ rơi toàn bộ vào tháng 4, CPI tháng 4 chắc chắn sẽ dương, chấm dứt 4 tháng liên tiếp “âm” vừa qua.
Cùng chung nhận định, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, việc giá điện, xăng, dầu tăng mạnh và cùng lúc sẽ tác động rất mạnh tới giá cả và hoạt động của các doanh nghiệp. “Doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ phải “thắt lưng buộc bụng” hơn, ông Doanh cho hay.
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) thì dự đoán, khi giá điện tăng 7,5%, CPI vòng 1 sẽ tăng 0,26%. Còn theo nhận định của Công ty Chứng khoán HSC, giá xăng tăng 10% sẽ tăng CPI tháng 4 thêm 0,4%. “Nhưng đó là vòng chịu tác động trực tiếp, giá điện, xăng tăng sẽ còn tác động mạnh hơn tới vòng gián tiếp là tới giá cả hàng hóa sản phẩm dịch vụ”, ông Lâm nói.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận