Tàu SAR 272 đang chốt chặn tại Hòn Chông - Kiên Giang |
Theo ông Vũ, khu vực biển Tây Nam bộ, trọng điểm là vùng biển Kiên Giang với 13 tuyến vận tải bờ đảo, lưu lượng hành khách qua lại riêng tuyến Rạch Giá-Phú Quốc đạt trên 1 triệu lượt khách/năm, bình quân gần 3.400 lượt khách/ngày; ngoài ra còn có hơn 1.200 lượt tàu thương mại qua vùng biển Kiên Giang, chưa kể số tàu hoạt động tuyến bờ ra đảo, nhưng chưa có tàu chuyên dụng cứu nạn trong trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố.
“Lực lượng tìm kiếm cứu nạn Hàng hải chuyên trách với tinh thần xả thân vì nhiệm vụ, bản lĩnh vững vàng và nghiệp vụ chuyên sâu sẽ là điểm tựa tin cậy cho người đi biển ở vùng cực nam của Tổ quốc” – ông Vũ khẳng định.
Được biết, xác định tầm quan trọng của công tác cứu nạn trong khu vực Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 2030/QĐ-BGTVT phê duyệt Đề án đổi mới và nâng cao năng lực công tác Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải của các lực lượng ngành GTVT tại Việt Nam trong đó cho phép Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam thành lập Trạm Tìm kiếm cứu nạn Kiên Giang.
Để đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, hàng hoá trong khu vực có tần suất, mật độ hoạt động hàng hải rất cao này, Trung tâm đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam khẩn cấp trang bị cho Trung tâm tàu Tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng có khả năng chịu sóng gió trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng hoạt động dài ngày trên biển để phục vụ hoạt động cứu nạn tại khu vực biển Kiên Giang và vùng biển miền Tây Nam bộ.
"Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách, các phương tiện này khi được đưa vào khai thác, sử dụng sẽ nâng cao rõ rệt hiệu quả hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển của Việt Nam, đồng thời sẽ là công cụ đắc lực để ngành GTVT, Hàng hải Việt Nam tham gia, phối hợp tuần tra đảm bảo an toàn, an ninh trên biển, góp phần vào sự nghiệp giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc" - ông Vũ khẳng định.
T.B
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận