Khám phá

Dinh Thống Nhất - Nơi chứng kiến nhiều biến cố lịch sử

30/04/2016, 07:38

Dinh Thống Nhất được xếp hạng Di tích Quốc gia năm 1976 và Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2009.

22

Dinh Độc Lập thời pháp thuộc. Ảnh tư liệu.

Theo tài liệu lịch sử, ngày 23/2/1868, ông Thống đốc Nam Kỳ Lagrandiere đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863. Dinh mới được xây dựng theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo (người phác thảo đồ án Tòa thị sảnh Hongkong).

Công trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều thảm cỏ. Phần lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp-Phổ 1870 nên công trình này kéo dài đến 1871 mới xong. Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904).

Dinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng ngày 1/7/1962. Công trình đang xây dựng dở dang thì ông Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2/11/1963. Do vậy, ngày khánh thành dinh, 31/10/1966, người chủ tọa buổi lễ là ông Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10/1967 đến ngày 21/4/1975.

Ngày 8/4/1975, chiếc máy bay F-5E do Nguyễn Thành Trung lái, xuất phát từ Biên Hòa, đã ném bom Dinh. Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975, xe tăng T54B mang số hiệu 843 của Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Trung úy Bùi Quang Thận đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng T54 mang số hiệu 390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh. Lúc 11 giờ 30 cùng ngày cờ giải phóng đã được treo trên nóc dinh.

Sau đó đổi tên thành Dinh Thống Nhất như hôm nay. Dinh Thống Nhất được xếp hạng Di tích Quốc gia 1976 và Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2009. Từ năm 1990, Dinh chính thức mở cửa phục vụ công chúng.

Một số hình Dinh Thống Nhất ngày nay PV Báo Giao thông ghi nhận được:

1

Dinh Độc Lập ngày nay.

2

Lối vào Dinh Độc Lập phấp phới cờ bay.

3

Dinh Độc Lập là nơi chứng kiến nhiều biến cố lịch sử. Sau 41 năm giải phóng miền Nam, đất nước nói chung và TP.HCM nói riêng đã và đang trên đà phát triển vượt trội.

4

Khuôn viên Dinh Độc Lập

5

Dinh Độc Lập nhìn từ ngoài cổng.

6

Chiếc xe tăng mô hình số hiệu 843 của Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Trung úy Bùi Quang Thận đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập lúc 10h45" ngày 30/4/1975.

7

Máy bay F5E. Ngày 8/4/1975, Trung úy Nguyễn Thành Trung đã lái chiếc máy bay cùng loại máy bay này ném bom Dinh Độc Lập.

8

Trên sân thượng vẫn còn một chiếc trực thăng UH1. Đây là loại máy bay chiến đấu do hãng Bell (Mỹ) chế tạo, trang bị cho Mỹ năm 1959 và sử dụng tại chiến tranh Việt Nam năm 1962. Hai khoanh tròn đỏ cũng như mảnh bom còn sót lại ghi nhớ vụ ném bom ngày 8/4/1975 của phi công Nguyễn Thành Trung.

9

Phòng đại yến, nơi tổ chức các cuộc chiêu đãi với chứa hơn 100 khách. Ngày 31/10/1967 diễn ra bữa tiệc nhân lễ nhậm chức của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Phó tổng thống Nguyễn Cao kỳ. 

10

Phòng nội các, nơi diễn ra các cuộc họp của Hội đồng Tổng trưởng và Nội các Việt Nam Cộng hòa.

11

Phòng khánh tiết. Phòng có sức chứa 500 người để tổ chức các cuộc họp, chiêu đãi, lễ ra mắt 

12

Phòng khách

13

Phòng khách. 

14

Phòng trình quốc thư. 

15

Nơi ngồi sinh hoạt.

16

Phòng hội đồng an ninh quốc gia. 

17

Phòng làm việc của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

18

Phòng đọc sách trên lầu 3

19

Phòng chiếu phim.

24

Hai chiếc xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập.

23

Chiếc xe tăng T59, số hiệu 390, thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 đã húc cổng chính Phủ đầu rồng, tiến vào bên trong.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.