Bà Susan Wojciki, CEO đương nhiệm của YouTube. |
CEO của YouTube, Susan Wojciki từng được hỏi về video cô yêu thích nhất trên trang web mà cô đang điều hành. Điều này khiến cô nhớ lại thời điểm cách đây gần 1 thập kỷ, khi mà Wojciki bị chinh phục bởi 1 đoạn video, giúp cô đưa ra quyết định trong việc mua lại YouTube, dự án Wojciki đang theo đuổi lúc đó.
Năm 2006, Wojciki nắm vai trò giám sát thương vụ thâu tóm YouTube của Google. "Gã khổng lồ tìm kiếm" rất muốn sở hữu trang web chia sẻ video này, nhưng một số vấn đề liên quan tới lợi ích, cụ thể là YouTube ở thời điểm đó không hề mang lại chút lợi nhuận nào, điều này khá lạ nếu so với các startup được coi là thành công khác tại thung lũng Silicon.
Tưởng rằng Google sẽ không dại gì bỏ tiền tỷ ra để mua lại trang web này, nhưng cuối cùng Wojciki đã quyết định theo đuổi tới cùng thương vụ mua lại YouTube, sau khi cô được xem 1 đoạn video mà cho tới nay đó vẫn là video cô yêu thích nhất trên YouTube.
Video đã từng khiến Google bỏ ra 1,6 tỷ USD mua lại YouTube
Không có điều gì quá đặc biệt, đó là video ghi lại 2 chàng trai Trung Quốc hát nhép bài "As Long As You Love Me". Hai nhân vật trong video vui vẻ ghi lại hình ảnh một cách tự nhiên nhất có thể, trong bộ đồng phục và một người bạn đang sử dụng máy tính ở đằng sau.
"Đó là lúc tôi nhận ra rằng "Wow, mọi người trên thế giới đều có khả năng tạo ra nội dung, không cần tới công nghệ phức tạp, đó là tiềm năng mà trang web này có được"", Wojciki nói. Cô ấy yêu YouTube kể từ sau khi xem đoạn video này, và nó trở thành bàn đạp khiến Google sẵn lòng bỏ ra 1,6 tỷ USD để có được nó. Wojciki hiện đang là CEO của YouTube sau khi lên nắm quyền tháng 2 năm 2014.
Trước đó, như Ictnews đã đưa tin, Khi Google mua lại mạng chia sẻ video YouTube năm 2006, một công ty mới 1,5 tuổi và tiềm ẩn nhiều rủi ro về tiền bạc, pháp lý, nhiều người đã gọi Google là "gã khờ".
Ngày 9/10/2006, Google mua lại YouTube, công ty mới 1,5 tuổi, với giá 1,65 tỷ USD. Google đã mua lại một trang nổi tiếng nhưng chi phí hoạt động tốn kém và thiếu mô hình kinh doanh. Ngoài ra, hãng tìm kiếm Internet còn phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện tiền tỷ từ các công ty nhạc, phim, truyền hình.
Trong một thời gian dài, động thái của Google được miêu tả là điên rồ, với những bài báo như “YouTube bi đát” xuất hiện từ cuối năm 2009. Như thường lệ, Google đánh giá mọi thứ trong dài hạn. “Gã khổng lồ” đưa YouTube vào khuôn khổ một cách từ từ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận