Các doanh nghiệp ký cam kết không để hàng hóa lên phương tiện quá tải cho phép |
Kiểm soát đầu nguồn hàng giảm xe chở quá trọng tải
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Xuân Cường, 6 giải pháp cơ bản để hạn chế xe quá tải là: hạn chế nhập khẩu những xe không đảm bảo về thiết kế, siết chặt khâu đăng kiểm, kiểm soát đầu nguồn hàng hóa, tăng cường rà soát các văn bản, cân kiểm tra tải trọng xe và hiện nay Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã thành lập 9 đoàn công tác về thanh tra kích thước thùng hàng đối với xe tự đổ trên toàn quốc.
Trước đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Công An, Cục QLĐB II… đã làm việc và kiểm tra quy trình quản lý vận tải của Công ty cổ phần Trường Sơn và Công ty TNHH Xi măng Luks Việt Nam. Qua kiểm tra các giấy tờ liên quan, phát hiện Công ty TNHH Xi măng Luks Việt Nam có một số phương tiện chở xi măng vượt tải trọng gần 50%. |
Đại diện các doanh nghiệp đồng loạt ký cam kết thực hiện tốt 6 nội dung này. Theo ông Cường, biện pháp tăng cường, siết chặt trọng tải xe ngay từ khâu kiểm soát đầu nguồn hàng hóa đưa lên xe là giải pháp hiệu quả nhất trong công tác hạn chế xe quá tải, giảm áp lực cho các trạm cân, lực lượng chức năng trong công tác chống xe quá tải trọng cho phép.
Để hạn chế xe quá tải trọng lưu thông cày nát tuyến đường Quốc lộ 1A, từ ngày 1/4 các tỉnh thành trong cả nước đã đồng loạt tổ chức trạm cân di động cân trọng tải xe.
Ông Cường đề nghị lãnh đạo chính quyền địa phương các cấp cần chỉ đạo các lực lượng tăng cường công tác phối hợp để công tác kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt
Ông Võ Văn Tươi, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: Trạm cân di động đưa vào hoạt động từ ngày 1/1cho đến nay, Sở GTVT phối hợp với lực lượng CSGT tỉnh đã kiểm tra 10.824 xe, trong đó có 2291 xe quá trọng tải, 16 xe buộc phải hạ tải hơn 434,7 tấn, 2291 tài xế bị tước GPLX.
Kiểm tra quy trinh quản lý trọng tải xe nhà máy xi măng Luks Việt Nam |
Kiến nghị sai số cho xe quá tải
Các doanh nghiệp vận tải thừa nhận doanh nghiệp mình có xe chở hàng hóa quá tải, phá nát đường trong thời gian qua và đề xuất ý kiến liên quan đến vấn đề chở đúng tải trọng.
Ông Võ Văn Tải, Giám đốc Công ty TNHH Đồng Tâm thừa nhận doanh nghiệp có xe chở quá tải hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế. Chúng tôi rất chấp hành và ủng hộ quy định của Nhà nước về việc phải chở đúng tải trọng xe. Tuy nhiên, nhà nước phải quản lý đồng bộ, công bằng. Tổng cục Đường bộ cần xác định lại trọng tải của từng loại xe, vì có xe có khả năng chở đến 30 tấn mà quy định chỉ chở được 10 tấn thì hơi lãng phí, còn không thì nâng phí đường bộ lên cho các loại xe hoạt động quá tải - ông Võ Văn Tải kiến nghị.
Ông Nguyễn Xuân Cường ghi nhận những ý kiến đề xuất của các doanh nghiệp và cho biết về sai số tải trọng cho phép chỉ giới hạn trong 10%, tức xe có chở 10 tấn thì có thể lên 11 tấn do điều kiện ngoại cảnh xe tăng tải trọng.
Ông Cường yêu cầu cán bộ công nhân viên ở các cảng Chân Mây cũng phải vào cuộc để kiểm tra tải trọng xe, nhằm nâng cao trách nhiệm của đơn vị khi bốc hàng từ cảng lên xe.
Võ Thanh
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận