• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Đội mưa lũ, căng sức thông tuyến đường sắt qua Hải Vân

22/11/2017, 08:15

Hàng trăm công nhân cùng máy móc được huy động đến các điểm sạt lở trên đường sắt qua đèo Hải Vân...

8

Sáng 21/11, thêm nhiều điểm sạt lở cắt đường sắt Bắc - Nam qua đèo Hải Vân khiến nhiều đoàn tàu bị gián đoạn - Ảnh: T.P

Mưa lớn gây sạt lở, đường sắt Bắc - Nam lại tê liệt

Những ngày qua, đoạn đường sắt Bắc - Nam qua đèo Hải Vân liên tục bị sạt lở, gây tê liệt tuyến đường sắt qua khu vực này. Ông Ngô Văn Ngọc, Giám đốc Chi nhánh vận tải đường sắt Đà Nẵng cho hay, từ 7h50 sáng 21/11, hoạt động đường sắt qua đèo Hải Vân tiếp tục bị phong tỏa. Báo cáo nhanh cho thấy, đã có ít nhất 5 điểm bị sạt lở nặng, tê liệt đường sắt. Ngoài điểm nóng Km 758+400, tại khu gian phía Bắc ở Lăng Cô đã có 3 điểm sạt lở nặng. Trước đó, lúc 7h ngày 21/11, khu gian Kim Liên - Nam Ô có 1 điểm sạt lở nặng với khối lượng lên đến 15m3. Hơn tiếng sau, đường sắt tại đây mới được giải phóng. Tuy nhiên, các điểm khác lại phát sinh sạt lở.

Đơn cử, tại Km 757+500 có 15m3 đất đá sạt lở vùi lấp đường, Km 758+500 có 40m3 sạt lở. Nặng nhất là khu vực Km 759+100 và Km 759+150 có đến 100m3 đất đá sạt lở từ các mái taluy dương gây tắc đường, tê liệt hoàn toàn mọi hoạt động đường sắt.

Theo ông Vũ Tá Tùng, Tổng giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Đường sắt Việt Nam, nguồn kinh phí dự phòng khắc phục hậu quả do sự cố, thiên tai năm 2017 được phân bổ cho tổng công ty là 22 tỷ đồng. Trong đó, trả nợ khắc phục năm 2016 là 10,75 tỷ đồng nên nguồn dự phòng chỉ có 11,25 tỷ đồng. Trong khi tổng thiệt hại từ đầu năm do bão lũ đến giờ đã vào khoảng 230 tỷ đồng. Tổng công ty và các đơn vị thành viên đang thiếu vốn trầm trọng. 

Trước đó, bão số 12 đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác chạy tàu, phục vụ khách hàng và đảm bảo an toàn. Sau bão bộc lộ rất rõ kết cấu đường sắt đã quá già nua; nhiều điểm xóc lắc mạnh. Để đảm bảo an toàn chạy tàu, tổng công ty và các đơn vị thành viên đã chủ động huy động nguồn lực tài chính để thực hiện thi công. Tuy nhiên, hiện các đơn vị đang “khát vốn” để tiếp tục khắc phục.

Quốc Nhựt

“Mưa rất lớn, các đơn vị chức năng đã tiếp cận hiện trường giải phóng sụt trượt. Tuy nhiên, chưa thể dự đoán thời điểm nào sẽ xử lý xong và thông tuyến”, ông Ngọc nói.

Có mặt tại hiện trường, PV Báo Giao thông ghi nhận cảnh hàng trăm công nhân cùng máy móc được công ty sửa chữa đường sắt “dàn trận” cật lực hót dọn tại các vị trí sạt lở, nỗ lực thông tuyến sớm nhất có thể.

Trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục, ông Nguyễn Văn Tý, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng cho biết, tại các vị trí sạt lở vẫn đang mưa rất lớn. Nước từ các mái ta luy dương hai bên đường sắt chảy rất mạnh, nguy cơ sạt lở rất khó lường. Đã xuất hiện 7 vị trí sạt lở với tổng khối lượng lên đến 350m3. Công ty đã điều 150 công nhân tiếp cận hiện trường gấp rút hót dọn đất đá. Nhiều máy móc cũng được đưa từ Huế vào phục vụ xử lý sạt lở. 

“Công tác khắc phục chỉ có thể tiến hành bằng máy khoan và đục thủ công, không thể triển khai nổ mìn phá đá vì rất dễ gây nguy cơ sạt lở cho các vị trí khác. Các mũi thi công đang phải dầm mình dưới mưa, căng sức xử lý sạt lở”, ông Tý nói.

Cũng theo ông Tý, tại vị trí Km 758+400 đoạn đường sắt Bắc - Nam qua đèo Hải Vân xảy ra sạt lở vào trưa 20/11 tiếp tục sạt lở nặng. Đây là “điểm nóng” sạt lở khiến hoạt động lưu thông đường sắt bị tê liệt, mất gần 10 tiếng mới được thông suốt. Nhưng sáng 21/11 lại tiếp tục sạt lở. “Trên 20km đoạn đường sắt qua đèo Hải Vân có gần chục điểm sạt lở nặng những ngày qua. Việc khắc phục, xử lý rất phức tạp do mưa lớn và nguy cơ phát sinh các điểm sạt lở, cắt đường thường trực. Khi thông đường, ngành Đường sắt tổ chức dẫn tàu, cho lưu thông qua đèo Hải Vân đây với tốc độ hạn chế 5km/h”, ông Tý nói.

Ngành đường sắt chịu thiệt hại nặng

Theo ông Ngọc, các diễn biến sạt lở đường sắt qua đèo Hải Vân trong sáng 21/11 còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp hơn nhiều so với điểm sạt lở tại Km 758+400 trưa 20/11. Do các đơn vị thi công đang làm việc trong điều kiện thời tiết xấu nên việc liên lạc liên tục bị gián đoạn. 

Cụ thể, Chi nhánh vận tải đường sắt Đà Nẵng cho biết, sạt lở đã khiến tàu SE21 (chở theo 57 hành khách, hành trình Huế - TP Hồ Chí Minh) bị mắc kẹt ở ga Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) từ 8h15 sáng 21/11. Cùng ngày, tàu SE22 (có 78 hành khách, hành trình TP Hồ Chí Minh - Hà Nội) cùng bị tắc lại tại ga Kim Liên (Đà Nẵng). Tàu SE10 (166 hành khách) trên hành trình ra Hà Nội cũng được tạm đỗ tại ga Đà Nẵng để chờ thông tuyến sạt lở qua đèo Hải Vân.

Theo lịch chạy tàu, tàu SE2 sẽ đến ga Đà Nẵng vào trưa 21/11. Đầu giờ chiều tàu SE4 cũng đến ga Đà Nẵng. Nếu chưa thể thông tuyến đường sắt, các tàu này tiếp tục bị ách tắc. “Chúng tôi thông báo đến tất cả hành khách và triển khai các biện pháp hỗ trợ theo đúng quy định: Đổi vé, phục vụ cơm, nước miễn phí, tổ chức trung chuyển trong trường hợp nhất định... Dù đã triển khai kịp thời các biện pháp hỗ trợ cho hành khách trên các tàu bị gián đoạn hành trình nhưng liên tục những vụ sạt lở đường sắt thời gian qua, khiến ngành đang bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề. Đã có hơn chục đoàn tàu với hàng trăm hành khách bị gián đoạn lịch trình do sạt lở. Số khách hủy vé gia tăng, khách đặt vé cũng giảm đáng kể”, ông Ngọc nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.