Y tế

Đơn lá đỏ tiêu độc, trị zona

05/03/2018, 19:05

Đơn lá đỏ hay còn gọi là: Đơn tía, đơn tướng quân, mặt quỷ, hồng bối quế hoa, đơn mặt trời...

16

Đơn lá đỏ

Đơn lá đỏ không chỉ được trồng làm cảnh mà còn là một cây thuốc nam quý. Cây nhỏ, cao chừng 1m. Lá mọc đối, hình bầu dục ngược, thuôn, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới màu tía, mép có răng cưa. Hoa mọc thành bông ở nách lá hay ở ngọn, cùng gốc hoặc khác gốc. Quả nang 3 mảnh. Hạt hình cầu, màu nâu nhạt. Cây ra hoa vào mùa hè.

Có thể thu hái đơn lá đỏ quanh năm làm thuốc, song chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 6, đặc biệt vào tháng 5 Âm lịch. Lá được hái về, thái nhỏ sau đó phơi khô hoặc sao vàng, bảo quản nơi khô ráo, đậy kín, tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học: Lá chứa flavonoid 1,5%, saponin, coumarin, anthranoid, tanin, đường khử. Sơ bộ xác định, flavonoid có 6 chất, trong đó có một chất thuốc nhóm flavonol.

Theo Đông y, đơn lá đỏ có vị đắng ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, khu phong trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau.

Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu: Dùng 10-20g/ngày, sắc uống độc vị hoặc phối hợp trong các phương thuốc tiêu độc.

Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt: Dùng 20-30g cành đơn lá đỏ. Có thể sắc riêng hay phối hợp với lá thài lài tía, bầu đất tía, đậu ván tía.

Chữa zona và mẩn ngứa, mất ngủ: Dùng 20-30g lá đơn tía tươi sao vàng, hạ thổ; cho vào nồi, đổ ngập nước, sắc lấy khoảng 400-500ml; chia 2-3 lần uống trong ngày.

Nguyên Trưởng khoa Dược liệu, ĐH Dược Hà Nội

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.