Kinh tế

Dự án bất động sản nào được ngân hàng ưu tiên cấp vốn?

13/11/2023, 14:09

Các ngân hàng thương mại cho biết sẽ ưu tiên tín dụng cho bất động sản khu công nghiệp, chế xuất hoặc sản phẩm phục vụ nhu cầu thật, đồng thời thận trọng cấp tín dụng cho biệt thự, hàng cao cấp có giá trị lớn.

Doanh nghiệp bất động sản kêu vướng pháp lý, khó vốn vay - Ảnh 1.

Sáng 13/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị triển khai Công điện 993 của Thủ tướng về tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tham dự cuộc họp có lãnh đạo một số bộ, ngành, hiệp hội, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp bất động sản.

Doanh nghiệp muốn được phát hành trái phiếu

Theo ông Hoàng Quốc Hiệp, Chủ tịch CTCP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP. Invest), hiện tại lãi suất cho vay bất động sản cao hơn nhiều so với mức lãi suất huy động đầu vào của các ngân hàng. Hồi tháng 6, NHNN quy định mức lãi suất huy động dưới 6 tháng là 4.75%/năm nhưng GP. Invest phải trả lãi suất vay vốn ở mức 11% cho ngân hàng thuộc nhóm big 4. Đến tháng 10, lãi suất ở mức 9,5%.

Ông Hiệp cho rằng lãi suất cao chỉ nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có hệ số rủi ro cao. Đối với doanh nghiệp làm ăn bài bản, quy củ, chuyên nghiệp, trả nợ đều đặn thì nên áp dụng mức cho vay hợp lý hơn, biên độ bằng lãi suất huy động cộng dưới 3% là phù hợp.

img
img
img

Đại diện các doanh nghiệp bất động sản phát biểu tại cuộc họp.

Tập đoàn No Va (Novaland) kiến nghị các bộ, ngành và địa phương tập trung gỡ vướng pháp lý, bởi 80% vướng mắc của doanh nghiệp này nằm ở pháp lý dự án. Pháp lý dự án vướng mắc cũng là rào cản doanh nghiệp tiếp cận tín dụng.

Novaland cũng kiến nghị NHNN xem xét gia hạn nợ tối đa 24 tháng theo Thông tư 02 (thay vì tối đa 12 tháng như hiện tại), áp dụng chung cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân nhằm đáp ứng được yêu cầu cơ cấu nợ toàn diện, gỡ khó cho nền kinh tế...

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, kiến nghị NHNN cần có những chính sách cụ thể, đặc thù, ứng dụng tại từng thời điểm, phù hợp với từng sự vụ để góp phần hỗ trợ giải quyết một cách nhanh nhất các vấn đề về nguồn vốn, tín dụng. Ngoài ra, cần nhanh chóng có cơ chế cho các nhóm doanh nghiệp, dự án bất động sản có phát hành trái phiếu doanh nghiệp, vay tín dụng…

"Rất cần sự phối hợp nhịp nhàng, kịp thời của tất cả các phía để đảm bảo có thể kiểm soát đầy đủ và tuyệt đối toàn bộ thị trường, tránh để lọt bất cứ một điểm nghẽn nào", ông Đính nói.

Ưu tiên tín dụng cho d án giá tr căn h thp

Ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc NHNN, cho rằng tạo điều kiện cho người mua nhà lãi suất thấp sẽ thúc đẩy cầu. Nhưng cung vượt quá cầu. Giá cả hiện nay chưa quyết định bởi cung cầu. Giá nhà còn rất cao, kể cả nhà ở xã hội hay thương mại.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank - ngân hàng có dư nợ tín dụng bất động sản lớn nhất hiện nay - cho biết nguyên nhân ngân hàng xét duyệt hồ sơ vay dài là do cơ chế chính sách và pháp lý đầu tư dự án có nhiều thay đổi, đòi hỏi đánh giá pháp lý trong nhiều năm dẫn đến kéo dài.

Vietcombank đã giảm 2,5% từ đầu năm nhưng giá cao, chưa khuyến khích người mua ở. Giao dịch mua đi bán lại là môi giới lướt sóng, ảnh hưởng ổn định thị trường. Nhà đầu tư tư nhân còn tâm lý chờ đợi giá xuống, điều này thể hiện qua việc lượng khách hàng gửi tiền Vietcombank tăng mạnh, khách vay mua nhà liên tục sụt giảm.

Doanh nghiệp bất động sản kêu vướng pháp lý, khó vốn vay - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ông Tùng cho biết thời gian tới, Vietcombank chú trọng ưu tiên tín dụng bất động sản khu công nghiệp, chế xuất và tài trợ cho các dự án ở khu du lịch của chủ đầu tư có năng lực triển khai tốt. Ngân hàng sẽ ưu tiên sản phẩm có nhu cầu thật, thận trọng cấp tín dụng với biệt thự, hàng cao cấp có giá trị lớn.

Cùng quan điểm, đại diện BIDV cho biết đến 31/10, dư nợ tín dụng bất động sản của BIDV là 7,9% gần bằng tăng trưởng chung, dư nợ bất động sản chiếm 18% trong tổng dư nợ.

Từ đầu năm tới nay, BIDV thực hiện 10 lần giảm lãi suất huy động vốn, giảm khoảng 5% so với giai đoạn trước. BIDV cũng chủ động sắp xếp nhiều nguồn vốn như gói nhà ở xã hội phê duyệt 355.000 tỷ nhưng giải ngân 29.000 tỷ, ban hành thêm gói tín dụng 120.000 nhà ở thương mại có giá trị căn hộ thấp, mua nhà ở thực với khách hàng, lãi suất cạnh tranh nhưng khó khăn trong giải ngân bởi chất lượng tài sản đảm bảo.

Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2023, có 554 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới giảm 61,4% so với cùng kỳ năm trước, chỉ có 1.744 doanh nghiệp.

9 tháng năm 2023, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm tới 52,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trung bình mỗi tháng vẫn có khoảng 107 doanh nghiệp bất động sản rời khỏi thị trường.

Giao dịch tăng dần từ đầu năm, với 2.700 sản phẩm trong quý 1, 3.700 sản phẩm trong quý 2 và gần 6.000 sản phẩm trong quý 3. Con số này sẽ tiếp tục đà tăng vào quý 4/2023. Tuy nhiên, theo số liệu tổng hợp của VARS, con số này chỉ bằng khoảng 10% so với tổng giao dịch thời điểm trước Covid-19.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.