Lạm phát toàn phần của Việt Nam đã gia tăng trở lạitrong tháng 8 và tháng 9/2017 với sự phục hồi của giá nhóm hàng thực phẩm - Ảnh: Khánh Linh |
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR), sau khi giảm mạnh từ đầu năm, lạm phát toàn phần của Việt Nam đã gia tăng trở lại trong tháng 8 và tháng 9/2017 với sự phục hồi của giá nhóm hàng thực phẩm.
Trước đó, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng từ 2,52% trong tháng 7 lên 3,35% và 3,4% hai tháng tiếp theo. VEPR cho rằng, sức ép gia tăng đối với lạm phát chủ yếu đến từ lộ trình tăng giá dịch vụ công cùng với các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong quý. Cụ thể, đối với giá dịch vụ y tế, trong tháng 8 và tháng 9, đã có tổng cộng 20 tỉnh thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm, đưa mức giá của nhóm hàng này trong tháng 9 tăng 29,01% so với tháng 12/2016 và 58,08% so với cùng kỳ năm trước.
Về giá dịch vụ giáo dục, lần lượt có 5 tỉnh và 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện lộ trình tăng học phí trong tháng 8 và tháng 9, khiến chỉ số giá của nhóm dịch vụ này tính đến hết tháng 9 tăng 7,92% so với tháng 12 năm ngoái và tăng trưởng 8,65%.
Việc Thủ tướng đã ký Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg, có hiệu lực từ ngày 15/8/2017, cho phép EVN được tự quyền quyết định mức điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân trong khoảng từ 3 - 5% (dựa trên biến động khách quan của giá các đầu vào) VEPR cho rằng, có thể tạo ra sức ép đối với lạm phát trong thời gian tới. Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, nhiều khả năng lạm phát trong năm 2017 có thể sẽ vượt ngưỡng 4%, thậm chí nhiều khả năng vượt mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận