Lưu lượng phương tiện trên QL1 đoạn Diễn Châu - Quán Hành (Nghệ An) đã tăng nhiều so với trước đây - Ảnh: Văn Thanh |
Thực tế, đây chính là một trong ba điểm nghẽn (cơ sở hạ tầng - nguồn nhân lực - thể chế chính sách) của quá trình phát triển. Đối với tuyến vận tải Bắc - Nam, đến nay, QL1 và đường Hồ Chí Minh đã được nâng cấp, đưa vào khai thác góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các địa phương. Tuy nhiên, đường Hồ Chí Minh chủ yếu phục vụ mục đích an ninh - quốc phòng, là phương án dự phòng khi có thiên tai, lũ lụt tại khu vực miền Trung nên QL1 vẫn phải gánh phần lớn nhu cầu vận tải tuyến huyết mạch Bắc - Nam.
Dù mới hoàn thành nâng cấp, mở rộng, cùng với việc “bùng nổ” về thu hút đầu tư tại các địa phương có tuyến đường đi qua, lưu lượng phương tiện gia tăng nhanh chóng đã khiến cho mật độ giao thông trên QL1 dần tiệm cận với thời điểm trước khi được nâng cấp. Điều này cũng trùng với dự báo mà Viện Chiến lược và Phát triển GTVT đưa ra là đến năm 2020, nhiều đoạn tuyến trên QL1 đạt lưu lượng trên 30 nghìn xe/ngày đêm, sẽ mãn tải. Thực tế, với hiện trạng hiện nay, tuyến đường này cũng không thể nâng cấp mở rộng thêm nữa.
Xem thêm video:
Còn lý do vì sao nên đầu tư cao tốc Bắc - Nam mà không phải là công trình giao thông khác? Về điều này, lãnh đạo Bộ GTVT và các chuyên gia giao thông nhiều lần lý giải, đầu tư cho đường sắt rất tốn kém, chưa phù hợp với thời điểm hiện nay trong khi hàng không, dù đã phát triển nhưng chủ yếu phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá nhanh, tải trọng thấp. Vận tải Bắc - Nam bằng đường thủy hiện có tuyến ven biển nhưng chỉ có thể chạy theo mùa, phụ thuộc vào thời tiết còn đối với hàng hải, đến nay cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận tải Bắc - Nam. Vì thế, việc đầu tư hoàn thiện tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam là khả thi nhất.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận