Kể từ khi đi vào hoạt động ngày 17/10, lượng khách trên tuyến ngày càng tăng. Tỷ lệ lấp đầy ghế trên các đoàn tàu luôn đạt trên 90%.
Đặc biệt trong những tuần cuối năm 2023, lưu lượng hành khách tăng vọt khiến công ty Kereta Cepat, đơn vị liên doanh giữa Indonesia và Trung Quốc xây dựng và quản lý tuyến, phải tăng cường 8 đoàn tàu, tăng tần suất phục vụ từ 14 chuyến giai đoạn ban đầu lên tới 48 chuyến/ngày.
Với người dân địa phương, tuyến đường sắt không chỉ cải thiện tình hình giao thông, giúp việc đi lại thuận tiện hơn, mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế của các khu vực dọc theo tuyến.
Để đạt được những kết quả trên, các nhóm công tác ngành đường sắt hai nước Trung Quốc và Indonesia đã cùng nhau nâng cao chất lượng thông qua đáp ứng tốt nhu cầu hành khách, bao gồm bán vé điện tử, cải thiện dịch vụ trên tàu và tại các nhà ga, tích hợp các phương thức vận tải khác với đường sắt cao tốc nhằm mang đến trải nghiệm an toàn, thuận tiện và thoải mái.
Với tốc độ khai thác 350km/h, tuyến đường sắt cao tốc dài 142km rút ngắn hành trình từ thủ đô Jakarta đến thành phố du lịch nổi tiếng Bandung từ 3 giờ xuống khoảng 40 phút.
Đây là tuyến đường sắt cao tốc nhất ở Đông Nam Á, đồng thời là dự án trọng điểm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường, tăng cường quan hệ hợp tác Trung Quốc - Indonesia.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận