Ngày 21/9, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã tổ chức buổi nặp mặt kỷ niệm Ngày truyền thống của tổng công ty theo hình thức trực tuyến.
Buổi họp gặp mặt truyền thống của PVFCCo
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cán bộ nhân viên của Tổng công đã liên tục “3 tại chỗ”, tuân thủ giãn cách, làm việc online nhiều tháng qua.
Lễ kỷ niệm ngày truyền thống với 120 điểm kết nối trên cả nước là một sự kiện hết sức đặc biệt và tràn đầy xúc động. Đây là cơ hội quý báu để anh chị em trong tổng công ty (TCT) tương tác, thăm hỏi, động viên, bày tỏ sự quan tâm đến nhau, đến ngôi nhà chung PVFCCo, đến ngành Dầu khí.
Đó cũng chính là truyền thống, là nét đẹp văn hóa của Tổng công ty, của người dầu khí.
Buổi gặp mặt trực tuyến, có nguyên lãnh đạo tổng công ty: ông Bỳ Văn Tứ - Nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án Nhà máy Đạm Phú Mỹ; ông Nguyễn Xuân Thắng - Nguyên Uỷ viên Hội đồng thanh viên tập đoàn, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT tổng công ty; ông Phan Đình Đức - nguyên UVHĐTV TĐ, nguyên TGĐ TCT.
Về phía TCT có ông Hoàng Trọng Dũng, ông Lê Cự Tân - P.BT Đảng ủy, TGĐ TCT; các đồng chí trong BTV Đảng ủy, BCH Đảng bộ, Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát; Chi ủy, lãnh đạo, đại diện các đơn vị thành viên, trực thuộc TCT, Công ty Bao bì Đạm Phú Mỹ; lãnh đạo, đại diện các tổ chức đoàn thể, đại diện người lao động TCT và các đơn vị.
Ông Hoàng Trọng Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT tổng công ty chia sẻ lịch sử lễ bàn giao nhà máy Đạm Phú Mỹ vào ngày 21/9/2004 và cũng được chọn là ngày truyền thống tổng ty là cột mốc quan trọng không chỉ trong lịch sử phát triển của tổng công ty chúng ta.
Và cũng đánh dấu mốc lịch sử cửa ngành phân bón Việt Nam.
Kể từ ngày đó tới hôm nay, mười bảy năm trôi qua, tổng công ty đã không ngừng phát triển, lớn mạnh. Từ chỗ chỉ có một nhà máy sản xuất ra một loại sản phẩm phân bón duy nhất, tổng công ty đã triển khai hàng loạt dự án, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển. Đến nay đã có đa dạng các sản phẩm phân bón từ phân đơn, phân hỗn hợp các loại.
Từ chỗ chỉ sản xuất một sản phẩm hóa chất là amoniac nay đã cung ứng hàng loạt hóa phẩm dầu khí, phụ gia phục vụ sản xuất phân bón, khí C02 thực phẩm, tích cực tham gia các hoạt động kinh doanh quốc tế…, đưa tổng sản lượng phân bón và hóa chất hàng năm lên tới trên 1 triệu tấn các loại.
Song song đó, PVFCCo đã xây dựng hệ thống đối tác, phân phối khắp các vùng miền của đất nước và đang vươn ra thị trường quốc tế, có đội ngũ nhân sự vững vàng, hệ thống quản trị hiện đại.
Thương hiệu phân bón Phú Mỹ trở thành thương hiệu đứng số 1 trong ngành phân bón và trong nhóm 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.
Đây là những kết quả hết sức tuyệt vời trong suốt 17 năm qua. Thay mặt cho ban lãnh đạo, người đứng đầu yổng công ty đã gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thế hệ cán bộ nhân viên, người lao động. Đặc biệt là các đồng chí nguyên lãnh đạo tổng công ty qua các thời kỳ, những cán bộ đã có thời gian dài công tác, cống hiến cả tuổi trẻ cho sự phát triển của PVFCCo.
Ông Hoàng Trọng Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT tổng công ty cũng khẳng định, PVFCCo sẽ luôn luôn là một khối đoàn kết, thống nhất và vững chắc để cùng nhau nhận diện thách thức, đổi mới xây dựng chiến lược kịp thời thích ứng trong bối cảnh “kinh tế xanh”, “kinh tế số”. Sự chuyển dịch năng lượng tái tạo đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế, nhằm đưa tổng công ty tiếp tục tiến lên, đi tới các bến bờ mới với truyền thống được dày công vun đắp qua các thế hệ.
Cũng tại sự kiện này, ông Lê Cự Tân - Tổng giám đốc PVFCCo chia sẻ, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ để hoạt động của các doanh nghiệp. Với PVFCCo chúng ta vừa phải chống dịch nhưng vẫn phải đảm bảo công tác sản xuất kinh doanh. Với nỗ lực, đồng lòng không ngừng nghỉ của tập thể đội ngũ cán bộ nhân viên, trong 9 tháng đã qua PVFCCo đã cơ bản hoàn thành kế hoạch. Với sự đoàn kết và nỗ lực đến nay các chỉ tiêu đề ra thậm chí đã vượt, nhất là các chế độ chính sách, thu nhập cho người lao động đều được đảm bảo.
Tuy vậy, ông Tân lưu ý trong 3 tháng cuối năm, cần tận dụng nguồn khí để gia tăng năng suất, tăng sản lượng lên tối đa. Từ đó đẩy nhanh và hoàn thành việc thanh quyết toán dự án.
"Trong bối cảnh hiện nay, năm 2022 sẽ tiếp tục là 1 năm hết sức khó khăn về nguồn khí đầu khi dịch Covid-19 tiếp tục khó lường… Điều này đòi hỏi chúng ta cần xây dựng các kế hoạch, kịch bản cẩn trọng, tối ưu nhất và cùng nhau đoàn kết vượt qua khó khăn", ông Tân nhấn mạnh.
Tại buổi gặp mặt, các đại biểu tham dự đã được nghe những chia sẻ xúc động về truyền thống, về kỷ niệm với tổng công ty.
Nguyên lãnh đạo tổng công ty: ông Bỳ Văn Tứ - Nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án Nhà máy Đạm Phú Mỹ; ông Nguyễn Xuân Thắng - Nguyên uỷ viên hội đồng thành viên tập đoàn - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT tổng công ty; đồng chí Phan Đình Đức - Nguyên uỷ viên hội đồng thành viên tập đoàn - tổng giám đốc tổng công ty... Và nhiều lãnh đạo khác cũng đã hiến kế để PVFCCo càng phát triển hơn nữa.
Các đồng chí khẳng định, việc đầu tư xây dựng Nhà máy Đạm Phú Mỹ thời điểm đó là một quyết định dũng cảm, sáng suốt của Đảng, Nhà nước trong điều kiện ngân sách eo hẹp. Nhưng đó chính là minh chứng đúng đắn về một quyết sách, một sứ mệnh để có được kết quả như hôm nay.
PVFCCo đã đi từ không đến có, từ sản xuất đến kinh doanh: Xây dựng nên 1 nhà máy hiện đại công suất lớn cỡ quốc gia, đến 1 hệ thống phân phối vững chắc trong cả nước. Đến nay sản phẩm của tổng công ty được bà con nông dân yêu mến, tin dùng, góp phần thực hiện mục tiêu tam nông của Đảng và Chính phủ.
Đồng thời, Nhà máy Đạm Phú Mỹ còn là cái nôi đào tạo nên 1 đội ngũ cán bộ giỏi, điều hành các nhà máy sản xuất cho khâu sau dầu khí tại các đơn vị trong tập đoàn và trong ngành phân bón.
Tại sự kiện, ban lãnh đạo PVFCCo cũng chia sẻ về chiến lược trong thời gian tới, về công tác tái cơ cấu, triển khai các dự án trọng điểm và cập nhật các thông tin, chế độ chính sách... Đây cũng là cơ sở để đảm bảo đời sống của cán bộ nhân viên PVFCCo ngày một tốt hơn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận