• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Gia Lai: Bất chấp hiểm nguy rình rập, người dân 30 năm lội sông đi làm

17/06/2021, 11:06
image

Do đi đường vòng xa 10km, hàng trăm người dân đã chọn cách lội sông để sang bờ bên kia làm ruộng, làm rẫy, bất chấp nguy hiểm rình rập.

Xe bò kéo, người dân lội qua sông hàng ngày

Tiềm ẩn tai nạn từng ngày

Nơi người dân lội ngang sông Ayun là đoạn sông giáp ranh thị trấn Phú Thiện với 2 xã Ia Sol và Chư A Thai, thuộc huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.

Một số người ở đây cho biết, từ gần 30 năm nay người dân tổ dân phố 1 và tổ dân phố 2, thị trấn Phú Thiện phải lội sông hàng ngày để đi làm rẫy, làm ruộng trồng hoa màu bên xã Chư A Thái và xã Ia Sol.

Trưa ngày 16/6 có mặt tại khúc sông này, PV Báo Giao thông chứng kiến cảnh người dân đi lại nhộn nhịp. Đúng vào giờ tan tầm nên lần lượt các xe bò kéo ngâm mình dưới nước để chở người qua sông.

Ngồi trên các xe kéo ấy có cả người lớn và trẻ nhỏ. Họ đi làm đồng về ăn cơm trưa, rồi đến đầu giờ chiều lại một lần nữa vượt sông qua làm tiếp. Như vậy một ngày họ qua sông đến 4 lượt.

>>>> Clip: Nguy hiểm rình rập khúc sông Ajun qua thị trấn Phú Thiện

Có những gia đình đi làm đồng không về ăn cơm trưa, thì người nhà lại phải lội sông mang cơm đến tận bờ ruộng.

Không chỉ có xe bò kéo, còn có cả những người đi xe máy cũng cố lội qua sông. Nước sông quá lớn, xe máy không thể nổ máy để chạy được, một người phải đi trước nâng bổng bánh xe lên, người đi sau đẩy để đưa xe vượt qua sông.

Chồng "bốc đầu", vợ đẩy xe để lội qua sông

Trong số những người bì bõm lội sông đi làm, có chị Siu Xinh (2003, tổ 1) địu con gái 7 tháng tuổi. Chị nói một ngày phải đi qua đây 2 lần để làm đồng. Nhà có 2 sào mì, 3 sào lúa, nhưng con không biết gửi ai nên phải địu con theo.

Chị Siu Xinh hàng ngày phải địu con lội qua sông

Chị Siu Nhơn (35 tuổi), trú tại tổ 2, vừa đẩy xe máy lội sông, cho biết: “Nhà mình có 1 ha mì vừa trồng xuống, và có vài sào lúa nên ngày nào cũng phải đi qua đây. Mình đi lội sông như thế này từ khi sinh ra rồi. Biết lội qua sông nguy hiểm, nhưng nhà nuôi ba đứa con, đứa lớn 4 tuổi vất vả lắm không qua sông không được”.

Chị Siu H’nhớ (50 tuổi, tổ 1, thị trấn Phú Thiện) là giáo viên, tranh thủ buổi trưa lội qua sông mang cơm cho chồng, cho biết: “Hồi xưa đã có vài người bị trôi, nay người ta để phòng nên đều học bơi hết. Mọi người mong có cầu lắm. Không chỉ người dân ở đây mà cả những nơi khác cũng chọn cách đi tắt qua lối này để đi làm”.

Những đưa trẻ bất chấp nguy hiểm vô tư tắm trên sông

Người đân cho biết, những lúc thủy lợi xả nước lớn người dân phải đi đò tự phát. Lái đò thu 2 ngàn đồng 1 người, nếu có xe máy qua sông thu 10 ngàn đồng. Một người đàn ông tên Trần, xác nhận chính gia đình ông là người chở đò và đã 2 lần nước chảy siết đò bị trôi nhưng đò chưa bị lật.

Ước ao một cây cầu

Đó là nguyện vọng của tất cả những người dân thường xuyên phải lội qua đoạn sông này. Nhà họ ở bên thị trấn Phú Thiện, nhưng bên đó không có việc làm, họ đã phải lội qua sông sang 2 xã Chư A Thai và Ia Sol làm ruộng làm rẫy nên họ không thể không qua sông.

Một mình cháu nhỏ dắt xe đạp lội qua sông, không có người lớn đi cùng, rất nguy hiểm

Ông Đinh Văn Chinh, Chủ tịch UBND thị trấn Phú Thiện, cho biết: "Trước đây những hộ dân này thuộc làng Plei A Thai, giờ tách thành 2 tổ dân phố (1, 2) với gần 800 hộ dân, trong đó 70% người đồng bào dân tộc Jrai. Đa phần người dân đồng bào hàng ngày qua sông để sản xuất, thâm canh, trồng trọt hơn 200 ha ở xã Chư A Thai và xã Ia Sol.

Nếu người dân không muốn lội sông thì bà con phải đi theo đường vòng chừng 10km. Bây giờ thượng nguồn có thủy lợi Ajun Hạ, nên mỗi lần đập thủy lợi xả nước là nước sông Ajun dâng cao, và nhất là vào mùa mưa, việc người dân lội sông rất nguy hiểm".

>>>> Clip: Chị Siu H’nhớ tâm sự việc lội sông của người dân

“Khi có thông báo xả lũ, chúng tôi cử lực lượng đến ngăn cấm bà con không được đi qua, mà phải đi đường vòng. Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền để người dân không được đi tắt qua sông khi có xả lũ hay vào mùa mưa. 3 năm từ khi tôi về làm chủ tịch thì chưa có trường hợp nào xảy ra tan nạn tại khúc sông này. Việc xây cầu cho bà con thì đến nay chưa có trong quy hoạch của thị trấn, trong khi kinh phí lại quá lớn”, ông Chinh cho biết.

Trao đổi với Báo Giao thông, một lãnh đạo Sở GTVT Gia lai cho biết, Sở đã nắm được thông tin về vấn đề trên. Hiện nay, việc xây cầu qua địa điểm trên chưa có trong quy hoạch và kế hoạch vốn trung hạn của tỉnh. Tuy nhiên, Sở sẽ chủ động sớm làm việc với địa phương để đề xuất lên UBND tỉnh, tạo điều kiện đi lại thuận lợi, đảm bảo ATGT cho người dân.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.