• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Gia Lai: Bùng phát đò, thuyền “3 không” trên lòng hồ thủy điện

18/10/2017, 08:30

Thời gian qua, việc xây dựng các công trình thủy điện trên hệ thống các dòng sông Sê San, sông Ba...

8

Ban ATGT tỉnh Gia Lai cùng đoàn công tác kiểm tra phương tiện thủy nội địa tại huyện Ia Grai (Gia Lai)

Thời gian qua, việc xây dựng các công trình thủy điện trên hệ thống các dòng sông Sê San, sông Ba cùng với đó là việc tích nước làm bùng phát phương tiện thủy hoạt động không đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển không có bằng, chứng chỉ theo quy định trên các lòng hồ thủy điện ở Gia Lai, gây khó khăn cho công tác quản lý, đảm bảo ATGT nơi đây.

Đò tự phát trên lòng hồ thủy điện

Đến tháng 10/2017,  đã phát sinh 9 điểm neo đậu phương tiện trên các lòng hồ thủy điện Sê San 4 và Ia Grai 1 (huyện Ia Grai), hồ K’nat (huyện K’Bang). Điển hình, từ khi các công trình thủy điện Sê San 3A, thủy điện Ia Grai 1 (Công ty Sông Đà 4) tích nước để khai thác nguồn điện thì người dân xã Ia Kha (Ia Grai, Gia Lai) bắt đầu dùng phương tiện thủy để đi lại. Riêng tại xã này hiện có 4 bến đò, bến sông với 79 phương tiện đường thủy và n hiề ế tham gia vận chuyển người, phương tiện, đi lại, làm rẫy, tới Nông trường 4, thôn 9, xã Ia Tơi (Ia H’drai, Kon Tum).

Bà Nguyễn Mai Hương, Phó chủ tịch UBND xã Ia Kha cho biết: “Địa bàn có 4 bến đò ngang với trên 300 hộ gia đình thường xuyên qua lại trên sông Sê San, hồ thủy điện Ia Grai qua lại với xã Ia Tơi. Tại đây, có nhiều chủng loại đò, thuyền và cả sà lan lớn chở phương tiện qua lại, tuy nhiên chỉ mới có 2 thuyền tự trang bị áo phao, còn lại đều không đảm bảo. Xã mặc dù thường xuyên tuyên truyền về ý thức mặc áo phao khi qua đò ngang nhưng người dân vẫn chưa ý thức cao về vấn đề an toàn này”.

Ông Nguyễn Hữu Quế, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Gia Lai cho biết, hiện toàn tỉnh có trên 180 phương tiện thủy của các công ty thủy điện, thủy lợi và người dân. Các phương tiện đường thủy đa phần tập trung trên địa phận huyện Ia Grai, K’bang, chủ yếu chở người dân và hàng hoá đi lại trên lòng hồ thủy điện Sê San từ Gia Lai đi Kon Tum và ngược lại. Trong tổng số trên 180 phương tiện thủy, chỉ 19 phương tiện được đăng ký, cấp biển số. Số còn lại hầu như không có hồ sơ thiết kế (đóng mới, hoán cải); không đăng kiểm…

Bàn cách tháo gỡ

Hiện, Sở GTVT Gia Lai không có kỹ sư chuyên ngành đường thủy; Thanh tra sở chưa được bồi dưỡng chuyên ngành; toàn tỉnh hiện không có cơ quan đăng kiểm phương tiện thủy nội địa, không có cơ sở đào tạo sát hạch để cấp bằng… Theo ông Quế, dự kiến ngày 30/10/2017, Sở sẽ trình UBND tỉnh về quy hoạch giao thông đường thủy nội địa, công bố tuyến đường thủy nội địa, quy hoạch chi tiết bến thủy nội địa làm cơ sở cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.

Ngày 11/10, đoàn công tác liên ngành do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Bộ GTVT) chủ trì kiểm tra vấn đề về phương tiện, người lái và đảm bảo ATGT của phương tiện thủy trên các lòng hồ ở Gia Lai. Sau đó, Sở GTVT Gia Lai phối hợp với Thủy điện Sê San 3A, Thủy điện Ia Grai 1 trao 200 áo phao cho người dân tại xã Ia Kha (Ia Grai).

Trước đó, Sở GTVT tỉnh Gia Lai đã vận động khoảng 700 chiếc áo phao của 5 đơn vị để trao cho ngư dân, chủ phương tiện tại 2 huyện Ia Grai và Chư Păh.  Thủy điện Sê San 4 và các đơn vị khác cũng đã hỗ trợ 350 áo phao để trao cho người dân ven lòng hồ xã Ia O (Ia Grai).

Sau khi khảo sát tình hình phương tiện thủy tại Gia Lai ngày 10/10, ông Trần Văn Thọ, Phó cục trưởng Cục Đường thủy nội địa VN cho biết, đa phần phương tiện của người dân sử dụng chỉ có 1-2 phao cứu sinh khi lưu thông trên lòng hồ. “TNGT đường thủy xảy ra thường là đặc biệt nghiêm trọng. Đề nghị Gia Lai tiếp tục duy trì công tác tuyên truyền, kiểm tra và nhắc nhở chủ, người điều khiển phương tiện thủy và người tham gia giao thông thủy chấp hành nghiêm pháp luật ATGT đường thủy. Cần huy động các doanh nghiệp tài trợ áo phao để người dân đi lại được đảm bảo, không để phương tiện chở quá số người quy định. Đồng thời, cử cán bộ tham gia lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra và tạo điều kiện mở lớp đào tạo, cấp chứng nhận, chứng chỉ chuyên môn cho chủ và người điều khiển phương tiện thủy”, ông Thọ nói.

Ngoài ra, Đoàn công tác liên ngành đề nghị Sở GTVT phân loại phương tiện thủy nội địa trên địa bàn, phân cấp cho huyện, xã quản lý các phương tiện này; phối hợp với Chi cục Đăng kiểm số 4 hướng dẫn chủ phương tiện đăng kiểm, đăng ký...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.