Giá vàng trong nước đang tiến tới mốc 57 triệu đồng. Ảnh minh họa
Giá vàng trong nước
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay 5/1, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM tiếp tục tăng thêm 100 nghìn đồng lên 56,35-56,90 triệu đồng/lượng. Không tăng giá cả hai chiều, giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội chỉ tăng 200 nghìn chiều mua vào lên 56,35 triệu đồng/lượng, còn chiều bán ra giảm 50 nghìn đồng về 56,85 triệu đồng/lượng.
Trên hệ thống Phú Quý, giá vàng miếng SJC sáng nay cũng tăng tiếp 100 nghìn đồng lên 56,40-56,90 triệu đồng mỗi lượng; Giá vàng 9999 NPQ cũng tăng thêm 100 nghìn đồng ở cả hai chiều lên 55,40-56,10 triệu đồng/lượng…
Chỉ tính từ phiên giao dịch hôm qua tới thời điểm này, giá vàng trong nước đã tăng được 500 nghìn tới hơn 1 triệu đồng tùy thương hiệu. Khoảng cách mua vào và bán ra cũng được các doanh nghiệp co hẹp về còn 500-700 nghìn đồng/lượng để kích thích giao dịch.
Trước giờ mở cửa phiên giao dịch sáng nay (5/1), giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM được niêm yết 56,25-56,80 triệu đồng/lượng. Mức giá này cao hơn đến 600 nghìn đồng so với cùng thời điểm phiên trước. Có nghĩa, đây là thành quả tăng giá chỉ trong phiên đầu tuần 4/1.
Trong khi đó, giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội được niêm yết 56,15-56,90 triệu đồng/lượng, tăng tới 750 và 700 nghìn đồng hai chiều.
Còn trên hệ thống Phú Quý, giá vàng miếng SJC được niêm yết 56,30-56,80 triệu đồng mỗi lượng, tăng tới 650 và 750 nghìn đồng hai chiều.
Đáng chú ý, không xuôi theo chiều các thương hiệu trong nước, giá vàng 9999 NPQ chỉ được Phú Quý tăng thêm 350 nghìn đồng chiều mua vào nhưng chiều bán ra lại giảm mạnh 650 nghìn đồng khiến giá vàng này vẫn chỉ được niêm yết tại 55,30-56,00 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua vào và bán ra tại đây co hẹp mạnh về còn 700 nghìn đồng mỗi lượng.
Tăng mạnh hơn là giá vàng 24k Rồng Vàng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu khi được doanh nghiệp này niêm yết 55,52-56,22 triệu đồng/lượng, tăng 1,04 triệu đồng chiều mua vào và tăng 740 nghìn đồng chiều bán ra…
Chỉ sau phiên đầu tuần, giá vàng trong nước đã tiến sát mốc 57 triệu đồng ở chiều mua vào còn chiều bán ra cũng đã tăng lên trên 56 triệu đồng.
Giá vàng thế giới
Diễn biến tăng vọt trên thị trường thế giới chính là động lực thúc đẩy giá vàng trong nước tăng giá.
Bất chấp sự tăng giá của thị trường chứng khoán trong phiên đầu trở lại sau kỳ nghỉ Tết, giá vàng thế giới đã tăng đều và tăng liên tục kể từ thời điểm mở cửa phiên giao dịch đầu tuần và lần lượt vượt hàng loạt ngưỡng quan trọng: 1.900 USD, 1.910 USD, 1.920 USD, 1.930 USD mỗi ounce.
Giá vàng thế giới tăng vọt
Tới 23h30 đêm qua theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới tiếp tục vượt ngưỡng 1.940 USD/ounce khi được giao dịch 1.940,70 USD/ounce (tăng tới 41,70 USD/ounce (2,20%).
Mức giá cao nhất ghi nhận được là 1,945 USD/ounce. Đây cũng là mức giá cao nhất trong vòng hai tháng qua.
Thúc đẩy giá vàng tăng thời điểm này là nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh các trường hợp Covid-19 gia tăng ở Mỹ, Châu Âu và các khu vực khác trên thế giới.
Bên cạnh đó, bóng ma về lạm phát dường như đang tăng lên và thúc đẩy sự lên giá của thị trường kim loại.
Đêm qua, giá vàng kỳ hạn giao tháng 2 cũng tăng mạnh 40,90 USD lên 1.935,70 USD/ounce. Giá bạc Comex giao tháng 3 tăng 1,053 USD lên 27,46 USD/ounce.
Về mặt kỹ thuật, xu hướng tăng giá đang chiếm lợi thế kỹ thuật tổng thể trong ngắn hạn và được củng cố trên biểu đồ ngày. Xu hướng tăng giá đã có “sức mạnh mới” trong phiên giao dịch đầu tuần.
Mục tiêu tăng giá tiếp theo là tạo ra giá đóng cửa mức kháng cự vững chắc ở mức cao nhất của tháng 11 là 1.973,30 USD/ounce. Ngược lại, mục tiêu giá giảm trong ngắn hạn tiếp theo là đẩy giá kim loại màu xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật vững chắc 1.900,00 USD/ounce.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận