Dữ liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy kết thúc tuần giao dịch vừa qua, giá dầu giảm tuần thứ sáu liên tiếp. Đây là chuỗi giảm theo tuần dài nhất kể từ tháng 10/2018.
Cụ thể, dầu WTI rơi khỏi mốc 75 USD/thùng, giảm 1,95% còn 74,07 USD/thùng. Dầu Brent mất mốc 80 USD/thùng, giảm gần 2% xuống 78,88 USD/thùng.
Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào và nhu cầu ảm đạm, Nga, Saudi Arabia và các thành viên khác của OPEC+ đã đồng ý cắt giảm sản lượng tự nguyện ở mức 2,2 triệu thùng mỗi ngày trong quý đầu tiên của năm 2024. Trong số đó, ít nhất 1,3 triệu thùng/ngày là từ việc gia hạn các biện pháp hạn chế tự nguyện mà Saudi Arabia và Nga đã áp dụng trong thời gian qua. Do đó, mức cắt giảm tự nguyện thêm trên thực tế là khoảng 900.000 thùng/ngày.
Trong khi đó, tiêu thụ chậm cũng khiến các "ông lớn" lên kế hoạch cho việc giảm giá bán trong thời gian tới. Saudi Aramco sẽ giảm giá bán chính thức (OSP) tháng 1 đối với dầu Arab Light khoảng 1 USD/thùng cho thị trường châu Á. Mức giá này thấp hơn khoảng 3 USD/thùng so với báo giá của Oman/Dubai.
Với thực tế trên, theo nhận định của các doanh nghiệp, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều chỉnh vào thứ 5 này (ngày 7/12) có thể tiếp tục xu hướng tăng, giảm trái chiều.
"Giá dầu thô thiên về xu hướng giảm, nhưng giá xăng dầu thành phẩm ít thay đổi, nên giá thị trường trong nước cũng chỉ thay đổi nhẹ", đại diện một doanh nghiệp xăng dầu nói và dự báo, nhiều khả năng giá xăng RON 95 giảm nhẹ, E5 RON 92 giữ nguyên. Dầu cũng tăng, giảm nhẹ quanh ngưỡng 50-100 đồng/lít.
Trước đó, kỳ điều hành gần nhất (30/11), giá mặt hàng xăng tăng giảm đan xen. Cụ thể, mỗi lít xăng RON 95-III giảm 34 đồng, xuống mức 22.990 đồng; Xăng E5 RON 92 tăng 109 đồng, lên 21. đồng; dầu diesel có giá 20.196 đồng/lít, giảm 87 đồng; dầu hỏa lên 21.116 đồng/lít, tăng 172 đồng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận