Cập nhật giá xăng dầu đầu phiên sáng 7/4/2022 với những thông tin mới nhất.
Giá dầu thô giảm mạnh sau khi thị trường vượt qua lo ngại về gián đoạn nguồn cung từ Nga.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 7/4/2022
Phiên giao dịch sáng nay, (7/4, giờ Việt Nam), giá dầu tăng hơn 1%, tuy nhiên vẫn ở mức giảm mạnh sau khi giảm hơn 5% phiên hôm qua. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI giảm 5,62% xuống 96.23 USD/thùng trong khi giá dầu Brent giảm 5,22% xuống 101.07 USD/thùng.
Đầu phiên hôm nay, dầu WTI tăng 1,10 USD/thùng tương ứng 1,14% lên mức 97,33 USD/thùng; Dầu Brent tăng 1,17 USD/thùng tương ứng 1,16% lên mức 102,24 USD/thùng.
Giá dầu thô giảm mạnh sau khi thị trường vượt qua lo ngại về gián đoạn nguồn cung từ Nga
Như vậy, biến động của giá dầu bất đầu từ phiên hôm qua, dầu thô tăng nhẹ trong phiên sáng nhờ lực mua kỹ thuật, kết hợp với khả năng cuộc chiến giữa Nga và Ukraine sẽ còn tiếp diễn và gây ảnh hưởng đến nguồn cung từ Nga, do hiện tượng “tự cấm vận” của các nước.
Tuy vậy, giá nhanh chóng đảo chiều sau khi khi chạm kháng cự ở vùng 104 USD/thùng.
Đà giảm cũng ngày càng mạnh, sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA công bố cụ thể chi tiết đợt giải phóng dầu thống nhất từ tuần trước. Cụ thể, các thành viên IEA, kết hợp với Mỹ, sẽ giải phóng tổng cộng 240 triệu thùng dầu ra thị trường. Kết hợp với 61,7 triệu thùng mà nhóm đã thống nhất từ 1 tháng trước, thị trường sẽ được bổ sung gần 1,7 triệu thùng/ngày trong vòng nửa năm.
Cộng với nguồn cung sẽ tăng dần hàng tháng từ phía các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh OPEC+, thị trường sẽ giảm được sức ép từ phía nguồn cung sụt giảm từ Nga.
Đà giảm cũng ngày càng mạnh, sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA công bố cụ thể chi tiết đợt giải phóng dầu thống nhất từ tuần trước. Cụ thể, các thành viên IEA, kết hợp với Mỹ, sẽ giải phóng tổng cộng 240 triệu thùng dầu ra thị trường. Kết hợp với 61.7 triệu thùng mà nhóm đã thống nhất từ 1 tháng trước, thị trường sẽ được bổ sung gần 1.7 triệu thùng/ngày trong vòng nửa năm.
Cộng với nguồn cung sẽ tăng dần hàng tháng từ phía các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh OPEC+, thị trường sẽ giảm được sức ép từ phía nguồn cung sụt giảm từ Nga.
Giá tiếp tục giảm sau khi báo cáo của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, tồn kho dầu thô tăng 2,4 triệu thùng trong tuần kết thúc 1/4, cao hơn so với số liệu của Viện Dầu khí Mỹ đưa ra mức tăng 1,1 triệu thùng.
Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu đang trên đà giảm dần sau khi kết thúc tháng 3, thường là cao điểm tiêu thụ nhiên liệu sưởi và nhiên liệu đi lại trong nửa đầu năm.
Trong khi đó, nguồn cung dầu từ Mỹ có dấu hiệu nhích dần lên, với sản lượng trong tuần vừa rồi ở mức 11,8 triệu thùng/ngày, tăng 100,000 thùng/ngày so với kỳ trước.
Đến cuối phiên, lực mua cũng không quay trở lại, sau khi biên bản cuộc họp tháng 3 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phát hành cho thấy các quan chức Fed phần lớn đang nghiêng về phương án thắt chặt đáng kể nguồn cung tiền, và tăng mạnh lãi suất.
Nhiều nhà phân tích việc Fed muốn cắt giảm bảng cân đối kế toán ở mức 95 tỷ USD/tháng sẽ có tác động đến nền kinh tế hơn so với việc tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản.
Việc rút dần dòng vốn có thể sẽ khiến cho sức đầu tư, sản xuất, và sức mua yếu hơn và tác động tiêu cực đến thị trường tài chính nói chung và thị trường dầu nói riêng. Dollar tăng mạnh sau báo cáo cũng tiếp tục gây sức ép lên giá dầu.
Giá xăng dầu trong nước hôm nay thế nào?
Giá bán các loại xăng dầu trong nước hôm nay áp dụng mức được điều chỉnh từ 0h00 ngày 1/4/2022.
Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 1.021 đồng/lít so với giá hiện hành, xăng RON 95 giảm 1.039 đồng/lít so với giá bán hiện hành.
Sau khi điều chỉnh, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 không cao hơn 27.309 đồng/lít; Xăng RON 95 không cao hơn 28.153 đồng/lít.
Trong khi đó, giá dầu đồng loạt tăng mạnh. Cụ thể, giá dầu diesel 0.05S tăng 1.447 đồng/lít, lên mức 25,080 đồng/lít; Dầu hoả tăng 1.519 đồng/lít lên mức 23,764 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S tăng 506 đồng/kg lên mức 20.929 đồng/kg.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận