Thế giới giao thông

Giao thông Thụy Điển an toàn nhất thế giới do đâu?

30/12/2015, 19:10

Thụy Điển nằm trong Top các quốc gia có độ ATGT cao nhất thế giới, chỉ có 263 người thiệt mạng/năm.

sweden-road-traffic
Các phương tiện giao thông của Thụy Điển hầu hết có đường dành riêng.

Đạo luật Vision Zero

Việc Quốc hội thông qua chính sách “Vision Zero” năm 1997 được xem là nền tảng cho các hoạt động ATGT đường bộ; Bộ luật này hướng đến 0% tỷ lệ người chết do TNGT. Kể từ năm 2000, số ca tử vong vì TNGT ở Thụy Điển giảm đáng kể. Năm 2012, chỉ có 1 trẻ em dưới 7 tuổi chết vì TNGT (con số này là 58 người năm 1970). Năm 2013, 264 người chết vì TNGT (giảm hơn 1/2 so với năm 1997), trong khi lượng phương tiện và người tham gia giao thông tăng gấp đôi.

Theo New York Times, năm 2014, tỷ lệ tử vong do TNGT ở Stockholm là 1,1 người/100.000 dân, bằng 1/3 tỷ lệ TP New York. Tỷ lệ này là 5,5 ở Liên minh châu Âu (EU) và 11,4 ở Mỹ. Trên cả đất nước Thụy Điển, tỷ lệ này là 2,7 người/100.000 dân, thấp nhất thế giới.

The Economist cho hay, Thụy Điển xây dựng 1.500 km đường theo kiểu “2+1”, tức là ngoài 2 làn lưu thông 1 chiều thì có thêm 1 làn riêng cho xe vượt; Xây 12.600 đoạn giao cắt an toàn bao gồm cả cầu vượt cho người đi bộ và đường sọc vằn bao quanh bởi đèn nhấp nháy cảnh báo va chạm.

Thụy Điển có hơn 1.100 camera giám sát tốc độ trên toàn quốc, đồng thời còn lên kế hoạch thu phí tắc nghẽn giao thông - nhằm hướng tới mục tiêu giảm lưu lượng giao thông. Điều này không chỉ thúc đẩy các điều kiện tốt hơn cho người đi xe đạp và đi bộ, giảm lưu lượng xe và tăng doanh thu để cải tiến cơ sở hạ tầng đường bộ.

Học hỏi thương hiệu Vision Zero

“Cẩn trọng như người Thụy Điển” đã trở thành một cụm từ quen thuộc trong từ vựng hàng ngày và “Vision Zero” bỗng trở thành một thương hiệu điển hình của quốc gia này. Johanna Brundin, người New York, (20 tuổi) rất hóm hỉnh khi được hỏi về cảm giác khi tham gia giao thông ở Thụy Điển: “Dường như bạn đang quá an toàn vậy, bạn sợ tất cả mọi thứ. Tôi muốn trở thành người Thụy Điển”.

Tại các con đường trong thành phố, tốc độ được giới hạn là dưới 20 dặm/h. Một số ngã tư còn lắp thêm  màn hình lớn thông báo: Bao nhiêu người đi bộ đang chuẩn bị qua đường, số người đang đi qua, sau khi người đi bộ đã đi qua hết thì màn hình sẽ chuyển tín hiệu.

Quy hoạch phát triển giao thông luôn chú trọng tới không gian đi bộ an toàn cho người dân. Đơn giản như khi xây dựng một điểm dừng, nhà chờ xe buýt, phải xem xét chọn địa điểm phù hợp để hành khách có thể đi bộ tới đó một cách thuận tiện và thoải mái”.

TS. Marie Thynell - Trường Đại học Gothenburg

Ngoài ra, trên đường cao tốc, xe ô tô chỉ đi tối đa 110 km/h, đường thường tối đa 70 km/h, khu vực ngoại thành 50 km/h, trung tâm nội đô, gần trường học, nhà trẻ... tối đa 30 km/h. Bất cứ ai vi phạm sẽ bị phạt không nương tay. Từng có trường hợp, ông Eriksson Airy - Cảnh sát trưởng Stockholm lái xe quá tốc độ cho phép khi ngang qua trường mẫu giáo; Hậu quả là bị phạt tiền và mất chức.

Nhiều nơi bắt đầu học tập mô hình “Vision Zero”. Thị trưởng TP New York (Mỹ) - ông Bill de Blasio - một trong những người đi tiên phong, với mục tiêu đến năm 2024, thành phố này sẽ không có người chết vì TNGT. Nhưng ở một thành phố năng động với 8,4 triệu dân trên diện tích 789 km2  (Thụy Điển khoảng 9,5 triệu dân, diện tích 449.964 km2) và gần 14.000 taxi như New York - việc đảm bảo ATGT là một vấn đề không đơn giản.

Điểm mấu chốt trong mô hình phát triển giao thông an toàn của Thụy Điển nằm ở việc giới hạn tốc độ và phát huy tối đa các chế độ thực thi tự động. Khác với những chiếc ghế đá để nghỉ chân trên bãi cỏ thu hút người đi bộ đặt trên đường phố ở New York, các bồn hoa hay thảm thực vật ở Thụy Điển được xem như một công cụ điều khiển giao thông, nhắc nhở người điều khiển giao thông hãy hạn chế tốc độ trên đường…

img

Hàng không Thái Lan "sốc" vì bị hạ chỉ số an toàn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.