Dự án có 4 trụ cầu vượt sông Hồng, mỗi trụ cầu ở lòng sông Hồng nhà thầu phải huy động tới 24 ống vách thép có đường kính D1.200, sau đó dùng sà lan vận chuyển ra giữa sông để đổ cọc khoan nhồi. Nước sông Hồng sâu 12m, chảy xiết. Để thi công được trong điều kiện này, nhà thầu dùng các ống vách lớn đóng xuống lòng sông, sau đó phun bê tông vào trong để đổ cọc khoan nhồi. Đến tháng 12/2021, sau khi thi công xong tất cả các hạng mục cọc khoan nhồi, nhà thầu đồng loạt thi công các hạng mục bệ thân trụ và một phần thân trụ, đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành trước mùa mưa lũ.
Tình hình địa chất phức tạp lòng sông Hồng có nhiều biến đổi hình thái lòng sông. Ý thức việc đó, đơn vị thi công là những đơn vị mạnh trên cả nước về xây dựng cầu đường nên đã lường trước các thách thức, “ẩn số” dưới sông trong quá trình triển khai thi công. Từ đó, đơn vị đã bố trí được các cán bộ thi công có trình độ chuyên môn cao, công nhân lành nghề để tổ chức thi công vượt dòng chủ.
Sáng 30/5/2023, cầu Vĩnh Tuy 2 được hợp long cầu chính vượt sông Hồng, chính thức chuyển sang giai đoạn thi công, hoàn thiện.
Các công nhân thi công thảm bê tông nhựa mặt cầu dưới cái nắng gay gắt của mùa hè để đảm bảo tiến độ công trình
Với việc dự án được thực hiện bởi 100% kỹ sư và công nhân người Việt Nam, áp dụng các kỹ thuật, công nghệ thi công mới để giảm thời gian khoảng 1,5 năm so với xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1 đã chứng minh năng lực, chuyên môn vượt bậc của các kỹ sư, công nhân tham gia dự án, đem lại những bài học kinh nghiệm mang tính đột phá cho các nhà thầu trong việc tổ chức thi công, bảo đảm tiến độ, chất lượng, góp phần bảo đảm hiệu quả thực hiện dự án đầu tư công.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận